Status : The Wanted World Theft - Tội phạm truy nã toàn thế giới
Được Cảm Ơn : 353
Tiêu đề: Tranh cãi về dự thảo Quy chế quản lý game online
Doanh nghiệp sợ luật ngăn cản sự phát triển, Nhà nước muốn kiểm soát chặt hơn.
Sáng 13/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Quy chế quản lý trò chơi trực tuyến. Lý giải cho việc ra những điều luật quản lý mới, Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết trong thời gian qua, xã hội đã có nhiều luồng ý kiến xung quanh trò chơi trực tuyến. "Phần lớn đều mong muốn làm thế nào để quản lý tốt game online, vì đâu đó vẫn có game bạo lực, không hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục VN. Cá biệt, có những học sinh, sinh viên chơi ngày, chơi đêm bỏ bê học hành, rồi vi phạm pháp luật để có tiền tham gia thế giới ảo", Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, Trưởng Ban soạn thảo quy chế quản lý trò chơi trực tuyến, nói. "Thực tế cho thấy ngành công nghiệp giải trí trực tuyến mới phát triển ở VN trong thời gian ngắn, nhưng đã góp phần rất lớn vào việc phát triển Internet. Ngoài ra, cũng giải quyết lượng việc làm lớn, đã đầu tư sản xuất phát hành trò chơi thuần Việt và một năm nộp ngân sách Nhà nước khoảng 60 triệu đến 70 triệu USD".
Trưởng Ban soạn thảo quy chế quản lý trò chơi trực tuyến ghi nhận, dư luận đang chỉ trích game online vì những những hậu quả mà nó gây ra, nhưng không một ai dám khẳng định rằng mọi tệ nạn sẽ biến mất hoàn toàn nếu Chính phủ cấm không cho trò chơi trực tuyến phát hành: "Một số nước có nét tương đồng về nền văn hóa với chúng ta như Trung Quốc, Hàn Quốc... đã làm rất tốt việc kích thích ngành công nghiệp game online phát triển, đồng thời cũng có những điều luật quản lý chặt chẽ".
Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn. Ảnh: H.H.
Thay mặt cho Ban soạn thảo, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, giới thiệu những điểm mới trong dự thảo. Đáng chú ý có những vấn đề như điều 13 quy định trò chơi trực tuyến sẽ được phân loại theo 2 yếu tố: loại hình game (đơn giản hay bình thường) và đối tượng người chơi (dành cho game thủ từ 18 tuổi trở lên hoặc không hạn chế tuổi).
Khoản 3 của điều này cũng quy định rõ game online được xếp loại ưu tiên là trò chơi không hạn chế về độ tuổi người tham gia, có nội dung kịch bản thể hiện rõ ràng mục đích giáo dục, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam. Những sản phẩm còn lại là trò chơi trực tuyến không ưu tiên.
Về quy định giờ chơi cũng có sự thay đổi khi game online đơn giản và không hạn chế đối tượng thì được cung cấp dịch vụ liên tục 24 giờ/ngày. Đối với các trò chơi trực tuyến còn lại, doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ từ 8h sáng đến 22h đêm. Khoản 2 của điều 14 cũng quy định đại lý Internet chỉ cho người chơi game online từ 8h sáng đến không quá 22h đêm, và không cho phép game thủ là học sinh phổ thông lớp 1 đến lớp 12 chơi trong khoảng 8h đến 17h. Trò chơi thuộc dạng ưu tiên thì có mức giới hạn giờ chơi 5 giờ mỗi ngày, các game còn lại là 3 giờ mỗi ngày.
Trần Vĩnh Sa, Phó phòng thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM nêu quản điểm cần xiết chặt quản lý game online. Ảnh:H.H.
Đại diện cho VTC Intecom, ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó giám đốc phụ trách chiến lược, không phủ nhận việc phải kiểm soát việc cấp phép trò chơi trực tuyến, nhưng cho rằng doanh nghiệp phát hành game online được pháp luật cho phép hoạt động nên cấm mở server sau 22h là chưa hợp lý.
Đứng từ góc độ người quản lý tại cơ sở, ông Trần Vĩnh Sa, Phó phòng thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM, lại cho rằng quy định trong dự thảo là hợp lý: "Chúng tôi kiến nghị không khuyến khích phát triển trò chơi trực tuyến, nên áp dụng quản lý game online như rượu, thuốc lá, thậm chí là ma túy. Cần kiểm soát người chơi như phương thức quản lý thuê bao điện thoại cố định. Các sở ban ngành ở địa phương cần được giao quyền thẩm định, và có thể yêu cầu ngưng hoạt động của sản phẩm trực tuyến tại đó, nếu phát hiện nó có tác động tiêu cực đến người dân".
Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG, phân tích những người chơi vô độ phần lớn là trẻ vị thành niên. "Quản lý game thủ trong độ tuổi này thuộc về gia đình và các địa điểm dịch vụ Internet. Rất vô lý nếu quy trách nhiệm này cho phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Nếu buộc tắt server từ 22h đêm đến 8h sáng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của những người trưởng thành, khách hàng trả rất nhiều tiền cho doanh nghiệp, và cũng khiến hoạt động duy trì trò chơi gặp nhiều khó khăn".
"Hiện nay những ý kiến về tác động tiêu cực đều không rõ ràng. Vì nếu sản phẩm đó xấu, kích động bạo lực, khiêu dâm tại sao lại được Nhà nước cấp phép. Do vậy, biện pháp quản lý giờ chơi theo dạng hành chính kiểu 'vẫn được sử dụng, nhưng chỉ một ít thôi', áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt nhu cầu, hành vi, người sử dụng dịch vụ là ai, như thế nào... sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong vấn đề vận hành, làm việc với đối tác nước ngoài...", ông Lê Hồng Minh nói.
Tổng giám đốc VNG Lê Hồng Minh bày tỏ nếu những điều khoản trong dự thảo được thực thi doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh: H.H.
Tổng giám đốc VNG cũng nêu rõ quan điểm, mọi nhà cung cấp đều buộc người sử dụng trước khi tham gia đều phải đăng ký đầy đủ số chứng minh thư nhân dân, nhưng không thể biết được họ dùng thông tin đăng ký thật hay giả: "Vì thế, để làm tốt hơn nữa, tôi nghĩ cơ quan chức năng nên thiết lập một database về nhân thân trên Internet, từ đó doanh nghiệp sẽ sử dụng để quản lý tốt hơn".
Có mặt trong buổi hội thảo, anh Bùi Xuân Long, một "nhân sĩ" Võ lâm truyền kỳ, lập luận, cộng đồng game thủ hiện nay đa phần là những người ở độ tuổi trưởng thành, tự ý thức và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của họ trước xã hội, gia đình, nên quy định giới hạn giờ chơi đã ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của cá nhân. "Tôi đi làm đến 17h rồi về nhà, sinh hoạt cá nhân, chơi với con cho đến lúc cháu ngủ khoảng 22h. Nếu lúc này, cơ quan quản lý bắt tắt server, chúng tôi sẽ mất quyền lợi giải trí cùng game online", anh Long nói.
Tuy nhiên, các đại diện của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ An đều phủ nhận những vấn đề được đại diện doanh nghiệp và game thủ nêu ở trên. Các cơ quan này đều hoan nghênh những điều luật quản lý mới trong dự thảo, và góp ý chỉnh sửa câu từ cũng như yêu cầu cần kiểm soát chặt chẽ game online hơn nữa.
"Nếu quy định trong dự thảo được thực hiện, game thủ sẽ lách luật bằng cách chơi ở các server nước ngoài. Khi đó, doanh nghiệp trong nước sẽ bị thiệt hại nặng còn tính hiệu quả của quy định sẽ rất thấp", ông Nguyễn Lê Trung, Giám đốc đối ngoại AsiaSoft, bày tỏ mong muốn Nhà nước có những điều chỉnh hợp lý hơn.
Đã có nhiều ý kiến yêu cầu giải thích rõ khái niệm trò chơi đơn giải và trò chơi bình thường. Thay mặt Ban soạn thảo, ông Lưu Vũ Hải cho biết, việc phân loại trò chơi sẽ do hội đồng thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến của Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tiến hành.
Ghi nhận các ý kiến đóng góp, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn khẳng định Quy chế sắp được ban hành sẽ điều chỉnh hợp lý những vấn đề "nóng" xung quanh việc quản lý game online. "Chúng ta không nên quá cực đoan, cần bình tĩnh đánh giá những vấn đề tốt xấu. Văn bản mới sẽ hài hòa những vấn đề kiểm soát và kích thích ngành game online phát triển", Thứ trưởng nói.
20/5/2010, 5:17 pm
Hoàn Thành NV :
Ryo : 12486
Tổng số bài gửi : 1396
Ngày tham gia : 10/07/2009
Status : Sức mạnh man rợ ở chỗ nào?
Được Cảm Ơn : 84
Tiêu đề: Re: Tranh cãi về dự thảo Quy chế quản lý game online
game .....1 vấn đề nan giải của thế giới ...ha ha ha
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
NARUTOFC.COM NVFC Official Vietnam Fan Site. Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên. Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]