Nếu nhìn vào những tấm ảnh mọi người sẽ tin ngay rằng có tồn tại bóng ma trong cuộc sống quanh ta. Trong cuộc sống của kỷ nguyên số hiện nay có thể dễ dàng tạo ra những tấm ảnh ma nhờ công nghệ nhưng các kiểu ảnh sau đây là ảnh thực của những điều không thể giải thích.
Bóng ma của “bà Brown”[You must be registered and logged in to see this image.]Bức chân dung “Bà Brown” được xem là tấm ảnh ma nổi tiếng và kinh sợ nhất từ trước đến nay. Bóng ma trong ảnh là bà Dorothy Townshend, vợ của ông Charles Townshend, là tử tước thứ 2 của vùng Raynham, Anh. Ảnh chụp được trong tòa nhà Raynham ở Norfolk, Anh vào đầu những năm 1700. Gia đình Townshend sống trong tòa nhà này từ cách đây 300 năm.
Người ta đồn rằng, bà Dorothy, trước khi cưới ông Charles là tình nhân của Vua Wharton. Tất cả những cô hầu gái của gia đình Townshend không thể sống an toàn dưới tòa nhà Raynham quá 4 đến 20 tiếng. Ông Charles nghi ngờ bà Dorothy là người không chung thủy. Và, mặc dù trên danh nghĩa, bà Dorothy đã chết và được chôn chất từ năm 1726 nhưng mọi người cho rằng nghi lễ đám tang chỉ là giả vờ, họ nói rằng ông Charles đã nhốt vợ trong một góc kín ở trong nhà cho đến khi bà Dorothy u uất đến chết sau vài năm sau đó.
Người ta nói rằng, bóng ma bà Dorothy ám toàn bộ cầu thang của ngôi nhà Raynham. Đầu những năm 1800, Vua George IV, sống trong ngôi nhà này thì nhìn thấy một người phụ nữ mặc bộ quần áo màu nâu đứng bên cạnh giường của ông với khuôn mặt tái nhợt và đầu tóc rối bời. Đến năm 1836, ông Colonel Loftus đến thăm ngôi nhà này nhân ngày lễ Noel, được nhìn thấy bóng ma. Một tuần sau đó, ông này lại nhìn thấy bóng ma mặc bộ quần áo satanh màu nâu. Ông này nói rằng đôi mắt của bà Dorothy đã bị khoét thủng. Một vài năm sau đó, sĩ quan Frederick Marryat và hai người bạn nhìn thấy “bà màu nâu” đi lên xuống cầu thang và cầm trong tay chiếc đèn lồng. ông Marryat kể lại, khi bà lướt qua, bóng ma cười nhếch mép rất hiểm ác với một người đàn ông. Ông Marryat dùng súng bắn vào con ma nhưng viên đạn xuyên qua người của bóng ma này.
Bức ảnh nổi tiếng này được hai nhà nhiếp ảnh Provand and Indre Shira chụp vào tháng 12/1936 và được đăng lần đầu tiên trên tờ Country Life số ngày 16/12/1936. Kể từ lúc đó, bóng ma thường xuyên xuất hiện.
Bóng ma trong ngôi nhà cháy
Ngày 19/11/1995, thị trấn Wem ở vùng Shropshire, Anh bị thiêu cháy trụi. Rất nhiều khách du lịch đến tham quan một ngôi nhà cổ được xây từ năm 1905. Tony O"Rahilly, người dân địa phương, là một trong những người tham quan và chụp ảnh tòa nhà đã sụp đổ bằng ống kính tele 200mm từ bên kia đường. Kỳ lạ là trong ảnh lại xuất hiện một bé gái trong suốt đứng bên cánh cửa chính.
Ông O"Rahilly nộp bức ảnh đó cho Hiệp hội nghiên cứu khoa học bất thường. Sau đó, hiệp hội lại gửi cho Tiến sỹ Vernon Harrison, một chuyên gia nhiếp ảnh, để phân tích về sự huyền bí của nó. TS. Harrison kiểm tra kỹ lưỡng cả ảnh in và phim âm bản. Ông đưa ra kết luận hình ảnh cô bé trong ảnh là có thật.
Nhưng, ai là cô bé trong tấm ảnh vì tòa nhà này đã bị thiêu trụi từ lâu. Năm 1677, lịch sử có ghi lại, hỏa hoạn đã phá hủy rất nhiều ngôi nhà gỗ xung quanh đó. Một bé gái tên là Jane Churm đã vô tình châm lửa đốt cháy ngôi nhà lúc đang chơi cây nến. Mọi người tin rằng, bóng ma của cô bé đã ám vùng này và thỉnh thoảng lại hiện lên khi có khách viếng thăm.
Bóng ma ở nghĩa địa
“Tấm ảnh này đã làm thay đổi suy nghĩ của tôi về ảnh ma”, Terry Ike Clanton, người quản trị website TombstoneArizona.com. Clanton, là một diễn viên, nghệ sỹ và là một nhà thơ. Ông này đã chụp ảnh cho một người bạn ở nghĩa địa Graveyard. Khi in thành ảnh, Clanton không thể tin vào mắt mình nữa. Ở giữa các ngôi mộ, ngay bên phải người bạn anh, là một bóng của người đàn ông gầy còm đội mũ đen. Người đàn ông này có vẻ như bị cụt chân, đang quỳ gối hoặc nhấc bổng người khỏi mặt đất.
“Tôi biết lúc tôi chụp ảnh không có một người nào khác xuất hiện quanh đó”, ông Clanton khăng khăng. Và ông này cho rằng bóng ma ở phía sau bức ảnh đang cầm một con dao. “Con dao được bóng ma cầm ngược lên trời, đầu dao gần sát với cổ áo bên phải của bóng ma”.
Bóng ma bên cầu thang
Rev. Ralph Hardy, một mục sư về hưu, sống ở White Rock, British Columbia, đã chụp bức ảnh nổi tiếng này vào năm 1966. Ông chỉ ý định chụp chiếc cầu thang hình xoắn ốc “Tulip Staircase” trong bảo tàng Queen"s House thuộc bảo tàng Hàng hải ở Greenwich, Anh. Lúc được in ra thì có một người đã được liệm đang trèo lên cầu thang từ thanh vịn bằng hai tay.
Các chuyên gia, trong đó có nhiều người làm việc cho hãng nhiếp ảnh Kodak đã kiểm tra phim âm bản và kết luận rằng tấm phim không hề bị hỏng. Trong thời gian này, một số người cùng nhìn và nghe thấy tiếng bước chân khó hiểu ở cầu thang.
Nguyên Hương
Theo ABout
|
Việt Báo // (Theo_DanTri)
|