:: Quên mật khẩu ::


 Diễn đàn NVFC
 Naruto Vietnamese Fan Club :: NINJA'S ZONE :: Thời Sự Ninja


Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
18/2/2010, 6:59 pm
Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Bgavat14
Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Bgavat19Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Bgavat21Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Bgavat22
Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Bgavat11Rey1000Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Bgavat13
Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Bgavat15Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Bgavat17Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Bgavat18
.: NVFCer :.Rey1000 
http://rank.naru.to/jou.swf
Hoàn Thành NV : NV D
Ryo : 2944
Tổng số bài gửi : 608
Ngày tham gia : 15/09/2009
Status : Thriller 2- Dark Alter đã trở lại với chap mới.
Được Cảm Ơn : 82

Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Vide10

Bài gửiTiêu đề: Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1)


Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1)











Một lần trong khi George Lovi
(1939-1993), giảng viên và là một cây bút về thiên văn nổi tiếng, đang
hướng dẫn các sinh viên của mình tại đài quan sát đại học Brooklyn ,
NewYork, kính thiên văn vô tình hướng về phía Sao Kim và hiện lên dạng
lưỡi liềm đang trong pha khuyết của nó. Một sinh viên cứ khăng khăng là
anh ta đang quan sát Mặt Trăng. Lovi chỉ cho anh ta thấy buổi đêm hôm
ấy không hề có trăng.

"Sao thế ?" Chàng sinh viên cứng đầu :
"Chẳng phải kính thiên văn được làm ra để cho chúng ta thấy những vật
không thể nhìn bằng mắt thường hay sao ?".

Đó chỉ là một trong
số nhiều quan niệm lầm lẫn về thiên văn học thuờng gặp ở nhiều nguời.
Có thể kể đến các câu hỏi như : Tại sao mưa sao băng không thật sự như
một cơn mưa ? Liệu có sao Nam Cực không ? Tháng 7 tại sao nóng vậy, bởi
vì Trái Đất gần Mặt Trời hơn ?

Duới cái nhìn của tác giả Joe
Rao, một cây viết về thiên văn có tiếng trên các tạp chí thiên văn, đây
là các tình huống câu hỏi thường gặp khiến ông không ít lần “bối rối”.

1- Có phải trăng khi khuyết một nửa thì độ sáng bằng 50% khi trăng tròn ?


vẻ hiển nhiên theo logic thì khi trăng khuyết một nửa vào ngày thuợng
huyền (mùng 7) hay hạ huyền (ngày 21) sẽ có độ sáng bằng 50% khi trăng
tròn đầy vào ngày rằm..

Thật ra, nếu như Mặt Trăng bằng phẳng
như một tờ giấy hay như màn hứng sáng của máy chiếu để cho ánh sáng
nhận đuợc trải đều trên bề mặt của nó thì logic suy nghĩ như trên là
đúng.

Thực tế dĩ nhiên không ! Bề mặt Mặt Trăng có dạng cầu, và
lượng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời trên một đơn vị diện tích sẽ
giảm dần về phía đuờng ranh giới giữa vùng sáng và vùng tối. Gần và dọc
theo đuờng ranh giới này các núi và các tảng đá đổ các bóng dài hiện rõ
trên bề mặt của Mặt Trăng. Điều này gây ra tác động vùng cạnh tròn đầy
của Mặt Trăng sẽ sáng nhất và xám dần về huớng ranh giới giữa vùng tối
và sáng.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Ánh sáng phản xạ của Mặt Trăng giảm từ phần tròn đầy đến phần ranh giới tối và sáng


Nguợc lại vào ngày trăng rằm, Mặt Trời
chiếu sáng Mặt Trăng gần như cùng một hướng với huớng nhìn của chúng ta
từ Trái Đất. Vì do Mặt Trời gần như ở bên duới và đằng sau chúng ta khi
quan sát Mặt Trăng (thật sự chính xác vào thời điểm nguyệt thực). Điều
đó có nghĩa là sẽ có rất ít sự đổ bóng trên bề mặt của Măt Trăng.

Bạn có tin hay không ? Chỉ khoảng 2,4 ngày từ khi trăng tròn, ánh sáng Mặt Trăng khi đó mới bằng đúng một nửa lúc nó tròn đầy.

Vào
ngày thượng huyền Mặt Trăng chiếu sáng chỉ bằng 1/11 ngày rằm. Ngày hạ
huyền trăng thậm chí còn sáng kém hơn chỉ bằng 1/12 bởi vì nửa đuợc
chiếu sáng có diện tích lớn các vùng bằng phẳng sẫm màu còn gọi là
“biển” của Mặt Trăng. (trên Mặt Trăng không có nuớc, đây là các vùng
thấp bằng phẳng)

2- Này ! Sao chổi không bay vèo sao ?

Trước
khi trả lời câu hỏi này, bạn hãy nghĩ về Mặt Trăng. Có bao giờ bạn
trong thấy Mặt Trăng chuyển động trong nháy mắt như một ngôi sao băng.
Mặc dù Mặt Trăng có tốc độ quay quanh Trái Đất hơn 3.200 km/h, nhưng
khoảng cách của nó đến Trái Đất là 382000 km vì thế chuyển động của Mặt
Trăng trên bầu trời so với các ngôi sao cũng khó để nhận biết trong đêm.

Tương
tự vậy, mặc dù một ngôi sao chổi sáng nhìn bằng mắt thường có thể có
vận tốc hàng chục ngàn km/h, nhưng khoảng cách của nó đến Trái Đất cũng
tính bằng hàng chục triệu km. Do đó để nhận biết đuợc một ngôi sao chổi
chuyển động trên bầu trời chúng ta phải theo dõi hàng đêm để thấy vị
trí thay đổi của nó so với nền sao là rất ít.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Ảnh : Sao chổi Hale - Bopp một trong những sao chổi sáng nhất của thế kỷ 20, quan sát được ở Việt Nam vào năm 1997.

Sao chổi chuyển động trên bầu trời theo
“kiểu chậm chạp” của Mặt Trăng và các hành tinh chứ không như một sao
băng chớp mắt đã vụt qua.
thienvanhoc.org

Chữ ký của Rey1000


Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Naruto Vietnamese Fan Club :: NINJA'S ZONE :: Thời Sự Ninja-
Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Botmai10Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Botmai11
Các nhầm lẫn về thiên văn học (P1) Bot0211
NARUTOFC.COM
NVFC Official Vietnam Fan Site.
Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]
   
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất