:: Quên mật khẩu ::


 Diễn đàn NVFC
 Naruto Vietnamese Fan Club :: NINJA'S ZONE :: Thời Sự Ninja


Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
18/2/2010, 6:52 pm
Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Bgavat14
Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Bgavat19Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Bgavat21Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Bgavat22
Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Bgavat11Rey1000Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Bgavat13
Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Bgavat15Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Bgavat17Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Bgavat18
.: NVFCer :.Rey1000 
http://rank.naru.to/jou.swf
Hoàn Thành NV : NV D
Ryo : 2944
Tổng số bài gửi : 608
Ngày tham gia : 15/09/2009
Status : Thriller 2- Dark Alter đã trở lại với chap mới.
Được Cảm Ơn : 82

Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Vide10

Bài gửiTiêu đề: Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả


Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả



Trong vài tuần tới đây, nếu bạn may mắn ở
một nơi không bị ô nhiễm ánh sáng, ít mù, cộng với điều kiện trời không
trăng, có thể bạn sẽ chiêm ngưỡng được một hiện tượng khá kỳ thú của
thiên nhiên. Vào buổi sáng sớm, trước khi Mặt trời mọc khoảng 2 tiếng,
bạn có thể trông thấy một vầng sáng kỳ ảo, ma quái kéo từ chân trời
phía đông lên phía trên lưng chừng trời.

Nhiều
người đã nhìn thấy hiện tượng này và không ít người cứ tuởng rằng đó là
những tia sáng đầu tiên của buổi bình minh. Thực sự họ đã lầm. Trước
bình minh quãng 2 tiếng thì còn quá sớm để chúng ta nhìn thấy những tia
sáng đầu tiên. Hồi nhỏ, khi còn ở quê, tôi cũng đã từng nhìn thấy vầng
sáng này. Quả thật, một điểm rất khác biệt giữa nông thôn và thành thị
là ô nhiễm ánh sáng. Ở quê, chúng ta có thể yên tâm là vào lúc 4 giờ
sáng, bầu trời thật trong, sao cực sáng, có thể nói không hề có ô nhiễm
ánh sáng nhân tạo, đó là điều kiện rất tốt để ngắm thiên văn mà ở thành
phố, điều kiện đó hầu như đã trở thành một của hiếm. Tất nhiên kể cả ở
nông thôn, nếu đêm nào có trăng thì cũng đành phải quay ra ngắm ..
trăng đỡ vậy.
Vầng sáng ma quái mờ ảo đó đã từng
được giải thích một cách sai lầm rằng đó là một hiện tựơng vật lý của
bầu khí quyển Trái đất. Có thể đó là sự phản xạ ánh sáng Mặt trời từ
lớp cao nhất của bầu khí quyển. Ngày nay chúng ta biết rằng, điều đó
thực sự không phải vậy. Vầng sáng huyền ảo đó đúng là sự phản xạ của
ánh sáng Mặt trời, nhưng không phải từ bầu khí quyển của Trái đất, mà
là xạ từ các đám bụi, vụn đất đá phân bố rải rắc xung quanh quỹ đạo Mặt
trời, chúng chính là phần còn lại của đĩa vật chất sau khi đã hình
thành lên các hành tinh của hệ Mặt trời.
Hằng hà
sa số các hạt, vụn đất đá có kích thước từ cỡ micromet cho tới vài mét
bay xung quanh Mặt trời. Mật độ của chúng có vẻ lớn nhất ở khu vực gần
Mặt trời và kéo dài ra ngoài quỹ đạo sao Hỏa. Vành đai bụi này nằm
trong mặt phẳng quỹ đạo của các hành tinh đo đó vầng sáng kỳ ảo trên
còn có tên là Vầng sáng Hoàng đạo và cũng bởi vì nó nằm trùng với các
chòm sao Hoàng đạo.

Trước khi bình minh ló dạng
Thời
gian tốt nhất để có thể ngắm được Vầng sáng Hoàng đạo là khi mặt phẳng
Hoàng đạo năm gần thẳng góc với đường chân trời. Với những người ở chí
tuyến bắc, thời điểm xem tốt nhất là vào lúc sáng sớm, nhất là trong
một hai tuần nữa không có trăng vào lúc đó. Ngược lại, những người sống
ở nam bán cầu lại có hình ảnh rõ nhất vào sau lúc hoàng hôn.
[You must be registered and logged in to see this image.]
[center]Vầng sáng hoàng đạo ở chân trời vào chập tối hay rạng sáng
[/center]

Những
người sống ở vùng nhiệt đới hay xích đạo là may mắn hơn cả do Vầng sáng
Hoàng đạo dễ xem được nhất ở khu vực này. Tại sao ở khu vực xích đạo
thì Vầng sáng Hoàng đạo bộc lộ rô nhất cả ở chân trời phía đông (vào
lúc sáng sớm) và phía tây (vào sau lúc hoàng hôn) ? Vì nhìn từ khu vực
xích đạo, mặt phẳng hoàng đạo luôn có xu hướng vuông góc với đường chân
trời so với các khu vực có vĩ độ cao.
Những nguời
ngắm sao ở khu vực vĩ độ bắc trung bình có thể dậy sớm và ngắm Vầng
sáng Hoàng đạo khoảng 90 phút trước lúc bình minh, khi đó xác suất nhìn
rõ vầng sáng bí hiểm là lớn nhất. Và bởi vì Vầng sáng Hoàng đạo thường
đi trước bình minh nên nó còn được gọi là “Bình minh giả”.

Một vầng sáng hình chóp nghiêng nghiêng ma quái

Vầng sáng Hoàng đạo bí hiểm đến nỗi, đôi khi bạn phải tận mắt nhìn thấy rồi mới tin là có thực.
Với
tôi (tác giả Joe Rao), hình ảnh nhìn thấy rõ nét nhất về Vầng sáng này
xẩy ra vào năm 2001 ở miền đông nam bang Arizona. Tôi đã chọn nơi vắng
vẻ và ít ô nhiiễm ánh sáng này để chuẩn bị một cuộc ngắm mưa sao băng
Leonid đang tới gầni. Bạn thử tưởng tượng tôi đã ngạc nhiên như thế nào
khi bước ra ngoài để ngắm sao băng vào đêm đầu tiên. Tôi đã nhìn thấy
một vầng sáng in trên nền trời từ phía chân trời đông, có vẻ như là ánh
sáng hắt lên từ một thị trấn hay thành phố nhỏ từ phía xa xa. Phải mất
một lúc tôi mới nhận ra rằng, làm gì có khu dân cư nào ở huớng đó, vầng
sáng kỳ ảo đó không phải là sản phẩm của ánh sáng đô thị, đó chính là
Vầng sáng Hoàng đạo. Thật tuỵêt vời.
Khi đã định
thần , tôi mới có thể ngắm vầng sáng kỳ lạ đó một cách kỹ càng. Vầng
sáng đó có dạng như một hình chóp nón bị nghiêng đôi chút. Chân của
hình chóp trải rộng trong khoảng 20 – 30 độ theo đường chân trời. Vào
lúc nhìn rõ nhất, vầng sáng này có thể so sánh với dòng sông Ngân hà
(Milky Way) về độ sáng. Nhưng nói chung, nó có độ sáng quá yếu nên chỉ
cần bầu khí quyển đôi chút có mù là vầng sáng biến mất. Trong một đêm
trời trong, vầng sáng hình côn này có thể vươn tới độ cao 45 độ trên
nền trời.
Ngoài ra, khi có điều kiện quan sát tốt
trời trong, không trăng, không ô nhiễm ánh áng v.v.. bạn cũng nên thử
ngắm cái gọi là “ Vành Hoàng đạo”, đó là một dải sáng nằm trùng với
đường Hoàng đạo và thường có bề rộng khoảng 5 – 10 độ.

Vầng sáng đối diện (Counterglow)
Chưa
hết, vẫn còn một loại vầng sáng ma quái hơn, khó tìm hơn mà có lẽ rất
ít nguời trong chúng ta được nghe nói tới chứ chưa nói tới việc được
nhìn tận mắt.

Đó là vầng sáng Gegenschein,
xuất phát từ tiếng Đức có nghĩa là vầng sáng đối diện. Vầng sáng
Geneschein có tên như vậy bởi vì nó luôn luôn nằm đối diện với hướng
của Mặt trời trên bầu trời. Vầng sáng Geneschein chỉ có thể nhìn được
bằng mắt thường bởi vì nó trải trên một khu vực rộng lớn mà không ống
nhòm hay kính thiên văn nào có đủ thị trường để bao quát hết.

Bản
chất thực của Vầng sáng đối diện vẫn còn là môt điều bí hiểm, tuy nhiên
có khá nhiều người giải thích rằng - cũng giống như Vầng sáng Hoàng
đạo, đố chỉ là sự phản xạ của ánh sáng Mặt trời từ các hạt bụi phóng ra
ngoài vũ trụ từ bầu khí quyển của chúng ta theo hướng đối diện với Mặt
trời.


Thohry
Theo Joe Rao - Space.com

Chữ ký của Rey1000


Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Naruto Vietnamese Fan Club :: NINJA'S ZONE :: Thời Sự Ninja-
Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Botmai10Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Botmai11
Vầng sáng hoàng đạo bí hiểm hay hiện tượng bình minh giả Bot0211
NARUTOFC.COM
NVFC Official Vietnam Fan Site.
Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]
   
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất