| Cơn đói vật chất tối của Mặt Trời có thể ảnh hưởng đến quỹ đạo Trái đất
Các phép tính do một nhà vật lí ở Italy thực hiện cho thấy Mặt trời đang nuốt lấy những lượng đáng kể vật chất tối và hoạt động này đang gây ra những thay đổi có thể quan sát được đối với quỹ đạo của Trái đất. Nghiên cứu mới nhất này tiên đoán rằng trong vài tỉ năm tới, quỹ đạo của các hành tinh sẽ co lại đáng kể, khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời giảm đi một nửa ứng với khoảng thời gian này. Các nhà vật lí tin rằng chừng 23% thành phần khối lượng-năng lượng của vũ trụ cấu thành từ vật chất tối, một chất không phát sáng tương tác hấp dẫn với vật chất bình thường. Vật chất tối này phân tán khắp vũ trụ nhưng co cụm lại với nhau ở mật độ cao hơn trong vùng phụ cận của những vật thể nhìn thấy, do đó hình thành nên một “cái quầng” xung quanh Dải Ngân hà. Một số nhà nghiên cứu còn tin rằng hệ mặt trời là ngôi nhà cho một cụm vật chất tối đặc biệt đậm đặc. [You must be registered and logged in to see this image.] | Mặt trời nhìn qua kính thiên văn vũ trụ SOHO: quỹ đạo của Trái đất có bị ảnh hưởng bởi cơn đói vật chất tối của ngôi sao này hay không? (Ảnh: NASA) |
Đang tích góp kể từ lúc mới sinh Nhà vật lí người Italy Lorenzo Iorio đã tính ra những ảnh hưởng của vật chất tối này lên quỹ đạo của các hành tinh. Để làm như vậy, ông giả sử rằng từ 2 đến 5% khối lượng Mặt trời là dạng vật chất tối, một giới hạn trên đặt ra bởi những phép đo các tính chất, thí dụ như độ sáng và thông lượng năng lượng của Mặt trời, và rằng Mặt trời đã tích góp vật chất tối này liên tục trong hơn 4,5 tỉ năm lịch sử của nó khi nó chuyển động qua quầng thiên hà. Những giả thiết này dẫn đến một sự tăng chút ít khối lượng Mặt trời lên khoảng một phần 1012 mỗi năm. Trước tiên, Iorio tính xem các hành tinh ở cách Mặt trời bao xa lúc ra đời hệ mặt trời cách nay 4,5 tỉ năm trước. Những hành tinh ngoài cùng, ông kết luận, bị dịch chuyển đi nhiều nhất từ vị trí hiện nay của chúng, bán kính quỹ đạo của Hải vương tinh, chẳng hạn, lớn hơn tới 10 đơn vị thiên văn (1 đơn vị thiên văn xấp xỉ bằng bán trục lớn của Trái đất, chừng 150 triệu kilo mét). Trái đất, trái lại, không nằm xa hơn hiện nay 0,32 đơn vị thiên văn. Iorio cũng tính xem quỹ đạo của các hành tinh sẽ co lại bao nhiêu vào lúc Mặt trời được cho là đạt tới kích cỡ tối đa của nó là một sao kềnh đỏ, trong thời gian chừng 7,5 tỉ năm. Ông tính được Hải vương tinh có thể ở gần hơn chừng 16 đơn vị thiên văn, còn bán kính quỹ đạo của Trái đất có thể bị chia hai. Được biết hiện nay có sự bất đồng giữa các nhà thiên văn học rằng có hay không quỹ đạo của Trái đất sẽ bị nhận chìm bởi Mặt trời đang nở ra, Iorio nói rằng ảnh hưởng của vật chất tối hệ mặt trời sẽ làm tăng thêm xác suất của sự xâm lấn này. Vừa vặn phù hợp với quan sát Một tác dụng phản trực giác của sự co lại quỹ đạo Trái đất, theo mô phỏng của Iorio, là bán trục lớn của Trái đất thật ra sẽ tăng lên chừng 2-5 cm mỗi năm. Ông nói điều này có thể xảy ra vì vật chất tối hệ mặt trời làm cho đường đi của quỹ đạo Trái đất liên tục co lại và do đó chỉ gần đúng là một elip. Cho nên trong khi khoảng cách tiếp cận gần nhất của Trái đất với Mặt trời giảm đi trong mỗi chu kì quay, nhưng khoảng cách xác định là bán trục lớn có thể tăng lên. Thật vậy, kết luận này vừa vặn phù hợp với các quan sát, kết hợp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, cho thấy một sự tăng của đơn vị thiên văn từ 5 đến 9 cm mỗi năm. Iorio còn tính được bao nhiêu vật chất tối bồi tụ quanh hành tinh sẽ ảnh hưởng đến chuyển động của các vệ tinh của hành tinh nhưng nhận thấy ảnh hưởng này là không đáng kể - với bán kính quỹ đạo của Mặt trăng chỉ lớn hơn có 160 mét lúc bắt đầu xuất hiện hệ mặt trời. Thật vậy, cơ chế này không có thể giải thích một số biến đổi quan sát thấy ở quỹ đạo của các vệ tinh của hành tinh, trong đó có những biến thiên khác nhau ở chu kì quỹ đạo của một số vệ tinh của Mộc tinh và sự giảm bán trục lớn của vệ tinh nhân tạo LAGEOS của Trái đất. Thật ra, Iorio nhấn mạnh nghiên cứu của ông thật sự phụ thuộc vào số lượng giả thiết về bản chất của vật chất tối, đặc biệt là tốc độ nó có thể bồi tụ bên trong hệ mặt trời. Philippe Jetzer, một nhà thiên văn vật lí tại trường Đại học Zurich, trình bày rằng tình hình phức tạp hơn nhiều bởi thực tế Mặt trời và các hành tinh có thể còn bồi tụ vật chất bình thường. “Với kiến thức hiện nay của chúng ta, người ta không thể kết luận vật chất tối có đang bồi tụ ở tốc độ đáng kể bên trong hệ mặt trời hay không”, ông nói. Nghiên cứu trên có đăng tại arXiv:1001.1697. Thư viện Vật lý (Theo physicsworld.com) | |