| >> Cửu Âm Chân Kinh cho phép người chơi tự do khám phá kho kỹ năng >> Game thủ Cửu Âm Chân Kinh "thích" VinaGame phát hành tại Việt Nam >> Cửu Âm Chân Kinh bản ngữ tiếng Anh sẽ ra mắt sau bản Việt hóa
[Thiếu Lâm]
Võ phái Thiếu Lâm xuất phát từ Bồ Đề Đạt Ma, người đã truyền lại cho đời sau những trước tác như Dịch cân kinh, Tẩy tủy kinh và tương truyền là cả Cửu Dương Chân Kinh và Cửu Âm Chân Kinh cùng lời di huấn khích lệ môn đồ luyện tập trong sự sáng tạo không ngừng. Thiếu Lâm phái sau khi tổ sư viên tịch, qua nhiều đời đã được các sư tăng xiển dương, đúc kết và phát triển mạnh mẽ với những nguyên lý như “quyền thiền nhất thể”, “từ bi bác ái”, “dụng côn bất dụng thương”..v..v..và dần trở thành sao bắc đẩu của các võ phái Trung Hoa.
Theo đó, Thiếu Lâm Phái có tất 2 hướng luyện công chính là Côn Pháp, Chưởng Pháp. Các bộ tuyệt học của Thiếu Lâm Phái như: Khổ hành thiện công, Long tượng bàn nhược công, Dịch cân kinh, Tẩy Thủy Kinh, Thiếu lâm thất thập nhị tuyệt kĩ, Như lai thần chưởng, Đạt ma côn pháp, Thiếu lâm thập bát đồng nhân trận.
[Võ Đang]
Võ Đang phái là môn phái võ thuật Trung Hoa xuất phát từ núi Võ Đang thuộc Tiêu Anh phủ, nằm giữa hai phần đất Giang Tây và Hà Nam. Sáng tổ là Trương Quân Bảo, đạo hiệu là Trương Tam Phong sống vào cuối đời nhà Nguyên và đầu đời nhà Minh. Mặc dù tục ngữ Trung Hoa có câu “Thiên hạ kungfu xuất Thiếu Lâm”, song cũng lại có câu “Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang”. Điều này cho thấy vị thế của Võ Đang phái trong võ thuật Trung Hoa.
Quyền Võ Đang là võ thuật giao đấu, lại dung hợp các giáo nghĩa của Đạo giáo như “lấy nhu chống cương”, “xử hiền giữ mềm mỏng”...Xét từ công phu tập luyện đã quán thông các phương pháp tu luyện của Đạo giáo như ngưng thần chuyên ý, ý khí cung dụng..v..v..Đặc biệt quyền pháp, kiếm thuật Võ Đang về sau trở thành nội dung trọng yếu của giáo đồ đạo giáo tu hành theo tôn giáo, thể ngộ ý nghĩa của tôn giáo, đồng thời còn dùng để làm khỏe mạnh thân thể.
Theo đó, Võ Đang phái có tất 2 hướng luyện công chính là Quyền Pháp và Kiếm Pháp. Các bộ tuyện học của Võ Đang Phái như: Ỷ thiên đồ long công, Thái cực thần công, Thái cực quyền, Thái cực kiếm pháp, Thần môn thập tam kiếm, Tứ lưỡng bát thiên cân, Chân vũ thất tiệt trận.
[Nga My]
Tổng Đà của phái này tọa lạc trên núi Nga My, tỉnh Tứ Xuyên, lại nằm trên thánh địa Phật giáo nên lấy tên đó mà đặt thành tên môn phái của mình. Tương truyền lịch sử lập môn của Nga My cũng không đơn giản như nhiều phái khác: Quách Tường, Sư Tổ của phái này cùng với Trương Tam Phong, Sư Tổ của Võ Đang Phái mỗi người đều lãnh hội được một phần của Nhất Phẩm Kinh Thư: Cửu Dương Chân Kinh nên sau này, hai phái trên đường hành tẩu Giang Hồ xem ra luôn nể trọng nhau.
Đệ tử phái này gồm toàn nữ giới, phần đông là người xuất gia. Trải qua nhiều đời, cũng đã có nhiều Nữ Chưởng Môn tiếp nối nhau dẫn dắt bang chúng, song nổi danh nhất là Diệt Tuyệt Sư Thái và Chu Chưởng Môn.
Theo đó, Nga My phái có tất 2 hướng luyện công chính là Địch Khúc (Sáo) và Song Thứ (song búa lưỡi kiếm). Các bộ tuyệt học của Nga My Phái như: Đại thừa niết bàn công, Băng cơ ngọc cốt công, Huyền nữ trận, Khuynh thành thứ, Thiên âm trấn ma khúc,Tam thập lục thức thiên cương chỉ huyệt pháp.
[Cái Bang]
Lịch sử Cái Bang có thể nói là từ rất lâu đời, danh xưng “Thiên Hạ Đệ Nhất Bang” không phải tự nhiên mà có. Nhờ tinh thần quật cường và nhân số đông đảo, phái này luôn chiếm một vị trí đáng kể trong võ lâm Trung Nguyên. Danh tiếng trên Giang hồ của Cái Bang lừng lẫy hàng trăm năm, nhân tài Ngọa hổ tàng long, thời nào cũng có.
Trong bốn bể Đông Tây Nam Bắc, nơi nào có ăn xin, nơi đó có Cái Bang. Những đệ tử trong bang thương yêu giúp đỡ nhau, chia sẻ mọi thứ, tạo nên một khối thống nhất luôn theo phò Chính nghĩa. Cái Bang tuyệt học chính là “Giáng Long Thập Bát Chưởng" và “Đả Cẩu Bổng”.
Theo đó, Cái Bang Phái có tất 2 hướng luyện công chính là Bổng Pháp và Chưởng Pháp. Các bộ tuyệt học của Cái Bang Phái như: Ngọc dương thần công, Nghiễm trữ thần công, Hàng long thập bát chưởng, Đả cẩu bổng pháp, Khu xà côn pháp, Cái bang bát phong thủ, Đả cẩu côn trận.
[Đường Môn]
Được khai sáng bởi gia tộc họ Đường và hùng cứ một vùng Tứ Xuyên - Ba Thục rộng lớn, môn phái này lừng danh giang hồ đã hơn trăm năm nhờ vào sở trường sử dụng ám khí và cơ quan của mình. Trải qua nhiều đời, Đường môn đệ tử chuyên nghiên cứu, phát minh các loại ám khí và hỏa khí nên chúng ngày càng tinh vi và có uy lực kinh người khiến giang hồ ai nấy đều ngán sợ.
Đệ tử của Đường môn rất ít khi hành tẩu giang hồ. Thánh địa của Đường môn cơ quan trùng trùng, cạm bẫy, ám khí vô số. Nếu không phải là người của môn phái thì khó lòng mà đột nhập. Vì thế mặc dù danh tiếng của Đường môn vang xa nhưng đối với thiên hạ thì họ vẫn là những người rất thần bí. Đệ tử Đường môn hành tung bí mật và tuyệt đối trung thành,một khi đã hành sự thì không còn cảm giác “thiện ác nhân nghĩa”.
Theo đó, Đường Môn Phái có tất 2 hướng luyện công chính là Đao Pháp và Ám Khí. Các bộ tuyệt học của Đường Môn Phái như: Tâm mạch âm cực nhu công, Ngũ độc kì kinh, Bạo vũ lê hoa châm,Tthất hồn đao quyết, Kim thiền thoát xác, Thất sát tâm kinh, Đường môn hồng vân trận.
[Cực Nhạc Cốc]
Do nhạc cốc chủ Đan Thiên Minh khai sáng, tổng đà phái này thường lấy những khu rừng rậm, thâm sâu quỷ khốc làm nơi ẩn nấp nên rất khó phát hiện. Ngoài ra Cực Nhạc Cốc còn được sư tổ Vu Thôi truyền tụng lại nhiều bộ chiêu thức “ám huyệt” làm khinh động giang hồ như Liễu Cực Nhạc Cốc, Tịnh Bất Đích Chiêu…Do ngụ ở những nơi thâm sâu, gần các sông suối, rừng rậm, nên hầu hết các đệ tử của Cực Nhạc Cốc đều giỏi về tài “ám huyệt”và phóng độc.
Theo đó, Cực Nhạc Cốc có tất 2 hướng luyện công chính là Kiếm Pháp và Quyền Pháp. Các bộ tuyệt học của Cực Nhạc Cốc Phái như: Linh hồ bái nguyệt công, Tiêu diêu quy tức công, Đoạt mệnh thập tam kiếm, Cực nhạc quỷ vương quyền, Bát môn kim tỏa, Tam vô tam bất thủ, Thiên dục yên mộng.
[Cẩm Y Vệ]
Cẩm y vệ được Minh Thái Tổ thành lập năm 1382 với cơ cấu ban đầu gồm 500 người. Vốn là vị hoàng đế có tính đa nghi và từng xử nhiều vụ án công thần lớn như Hồ Duy Dung, Lam Ngọc. Ngoài ra, việc thành lập Cẩm y vệ với ý định biến đây thành lực lượng cận vệ thân tín của ông đồng thời giúp Minh Thái Tổ thăm dò, giám sát hoạt động của các quan viên trong triều.
Tới năm 1385 lực lượng Cẩm y vệ đã lên tới 14.000, họ được mệnh danh là “Triều đình ưng khuyển”. Quyền lực của Cẩm y vệ lên tới đỉnh cao vào thời Minh Vũ Tông với lực lượng lên tới khoảng 200.000 người, thành viên của Cẩm y vệ được quyền điều tra, giam giữ, tra tấn không cần thông qua thủ tục xét xử thông thường mà chỉ cần nhận lệnh trực tiếp từ hoàng đế. Cẩm y vệ được giải tán sau khi nhà Minh sụp đổ trong cuộc tấn công của Sấm vương Lý Tự Thành và nhà Thanh.
Theo đó, Cẩm Y Vệ có tất 2 hướng luyện công chính là Đao Pháp và Ám Khí. Các bộ tuyệt học của Cẩm Y Vệ Phái như: Địa ngục hoán hồn kinh, Tu la âm sát công, Thiên ma giải thể đại pháp, Nghịch hành kinh mạch, Thực nguyệt tam sát, Truy hồn đoạt mệnh tỏa, Lục hợp hỗn độn trận.
[Quân Tử Đường]
Trong 1 cuộc gặp gỡ rất tình cờ giữa “biệt tình công tử” và “ngọc bút tiên sanh” khi cả hai đều có chung một chí hướng là dụng học vào võ thuật. Theo đó, 2 người đã sáng lập lên phái Quân Tử Đường, với các đệ tử thư sinh lãng tử, có độ am hiểu sâu rộng về nghĩa lý, đạo làm người cũng như rèn luyện võ thuật đến cực độ. Phái nay rất được lòng thiên hạ, khi hoạt động theo lý - “giúp đỡ kẻ cô thế bị áp bức”.
Theo đó, Quân Tử Đường có tất 2 hướng luyện công chính là Địch Khúc (sáo) và Song Thứ (song búa lưỡi kiếm). Các bộ tuyệt học của Quân Tử Đường Phái như: Đào hoa chân giải, Vong tình thiên thư, Ảm nhiên tiêu hồn khúc, Phượng vũ cửu thiên, Nghê thường vũ y vũ, Cửu cung bát quái trận.
Một số hình ảnh mới nhất về Cửu Âm Chân Kinh Online:
Nguồn: game4v
| |