nguồn:http://tintuconline.vietnamnet.vn Theo một số kết quả nghiên cứu bước đầu, cho dù chưa thể khẳng định chắc chắn rằng lịch sử nước ta đã từng xảy ra sóng thần có cường độ mạnh, nhưng cần có sự chuẩn bị để đối phó với chúng. Chính phủ vừa yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện kịch bản cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam. Vậy sóng thần ở Việt Nam có cơ sở thực tế như thế nào và chúng ta sẽ ứng phó ra sao trước nếu thảm họa này xảy ra?
Việt Nam từng xảy ra sóng thần
Từ trước đến nay, thông thường các kết quả điều tra về sóng thần ở ven biển nước ta chủ yếu dựa vào các ghi chép trong các tài liệu lịch sử hoặc dựa trên trí nhớ của những người dân vùng biển. Nghiên cứu đạt được kết quả đáng kể là nghiên cứu của Nguyễn Đình Xuyên (2007) với 3 sự kiện đáng tin nhất về sóng thần tại bờ biển nước ta. Sự kiện thứ nhất, sóng thần xảy ra tại vùng biển Trà Cổ năm 1978, sóng cao 2 -3m đã tràn vào biển làm nhiều đợt, làm nứt nhà, đổ các cây phi lao ven bờ. Sự kiện thứ hai, theo tác giả Nguyễn Đình Xuyên là hiện tượng sóng cao ngang thân tre ven biển, tràn sâu vào đất liền hơn 1km, làm ngập nhà đến 1,5m tại bờ biển Diễn Châu, Nghệ An vào một năm cuối thế kỷ 19, đầu 20. | Một cơn sóng thần. (Ảnh Internet) |
Sự kiện thứ ba là sóng xảy ra tại vùng biển Nha Trang vào năm 1923. Tại đây, sóng thần đã phá hỏng chuồng ngựa của bác sỹ A.Yersin ở cách bờ biển khoảng 5 - 6m. Sự cố này liên quan tới sự phun trào núi lửa, gây ra động đất lớn 6,1 độ Richter ở đảo Hòn Tro. Theo TS Vũ Thanh Ca ở Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMH), sóng thần từng xảy ra ven biển Thừa Thiên-Huế, ngày 11/9/1904, 22.027 nhà bị phá hủy, 519 thuyền đắm, 724 người chết. PGS.TS Trần Thục, Viện trưởng IMH cũng cho biết: “Có tài liệu cho rằng sóng thần tấn công bờ biển Nam Định vào năm 1930, Đà Nẵng vào năm 1964, tuy nhiên, chưa có bằng chứng rõ ràng để khẳng định hay phủ nhận những thông tin trên”. Có thể lên tới 3-4m Kết quả tính toán đã khẳng định rằng, động đất lớn hơn 8 độ Richter tại đứt gẫy Manila là nguồn gây sóng thần nguy hiểm nhất cho vùng biển nước ta. Với động đất này, độ cao sóng thần cực đại tại vùng biển Quảng Ngãi có thể lên đến 1m. Động đất 8,5 độ richter có khả năng xảy ra tại đới đứt gẫy này, độ cao sóng thần cực đại từ Đà Nẵng tới Quảng Ngãi có thể đạt tới 3m, cá biệt có nơi tới 4m. Khu vực có độ sóng thần lớn hơn 1m, tức là sóng thần nguy hiểm, trải dài từ Quảng Bình tới Bình Thuận. Động đất lớn hơn 8 độ Richter tại khu vực bắc đảo Luzon, Nam Đài Loan cũng gây sóng thần có độ lớn tương tự ở bờ biển nước ta, nhưng yếu hơn. Động đất lớn hơn 8,8 độ Richter tại đới đứt gẫy Ryukyu cũng gây sóng thần mạnh ở khu vực miền Trung Việt Nam. [You must be registered and logged in to see this image.] | Thời gian lan truyền sóng thần theo kết quả nghiên cứu của Viện KHKTTVMT |
Động đất lớn hơn 7,5 độ Richter tại khu vực phía Nam đảo Hải Nam gây sóng thần khá mạnh từ Quảng Bình tới Huế. Trong khi đó, động đất có độ lớn hơn 7 độ Richter tại ngoài khơi Nam Trung Bộ không gây sóng thần đáng kể ở bờ biển nước ta. Kịch bản sóng thần tại vùng biển Việt Nam Với căn cứ trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận, nguy cơ sóng thần ở vùng biển nước ta là không lớn, nhưng cần tính đến thiệt hại khi sóng thần xảy ra. Thực tế, lịch sử thế giới đã ghi nhận được những trận sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp. Gần đây nhất, vào 26/12/2004, một trận động đất lớn đã xảy ra ngoài khơi đảo Mumatra (Indonesia). Trận động đất hơn 9,0 độ Richter đã gây ra một dải đứt gẫy dài tới 900km. Nó tạo sóng thần có độ cao hơn 12m tại nhiều khu vực. Sóng thần này đã giết hại hơn 230.000 người ở các vùng biển ở Đại Tây Dương và làm cho hơn 1.100.000 người mất nhà cửa. Trận sóng thần xảy ra vào ngày 7/8/1998 tại Papua New Guinea đã làm chết 2.182 người và làm hơn 500 người mất tích… Những thiệt hại do sóng thần gây ra phải mất nhiều năm mới có thể khắc phục được. Do vậy, cần thiết phải xây dựng và vận hành trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cũng như hệ thống bản đồ cảnh báo nguy cơ sóng thần. Mới đây, tại công văn số 6353/VPCP-KTN, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý Bộ Tài nguyên và Môi trường sử dụng các kịch bản cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam ứng dụng vào thực tiễn; chuyển giao các kịch bản trên cho Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam để triển khai thực hiện. Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của các chuyên gia và kết luận của Hội đồng thẩm định quốc gia, tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các kịch bản cảnh báo nguy cơ sóng thần cho các vùng bờ biển Việt Nam. Sóng thần là một con sóng lớn được tạo ra từ một trận động đất dưới đáy biển gây dịch chuyển thẳng đứng của bề mặt trái đất, trượt lở đất đá ngầm hoặc trên bờ tại một lượng đất đá lớn rơi xuống biển, phun trào núi lửa ngầm, các vụ nổ hạt nhân ngầm hoặc do một thiên thạch rơi xuống biển. Sóng thần không phải là một con sóng đơn lẻ mà là một loạt đợt sóng liên tiếp. Có trường hợp đợt sóng đầu tiên không quá lớn, nhưng sau đó là đợt sóng lớn và nguy hiểm hơn nhiều |
|
|