Ảnh chụp bằng camera hồng ngoại cho thấy lỗ hổng mới có độ sáng lớn hơn vùng xung quanh. Ảnh: NASA.
Anthony Wesley - một nhà thiên văn nghiệp dư tại Australia - tình cờ phát hiện lỗ hổng vào 13h30 (theo giờ GMT) vào thứ năm tuần trước. Anh gửi e-mail tới các nhà khoa học của NASA dể thông báo sự việc. Sau khi xem xét, NASA loại trừ khả năng một sự kiện thời tiết nào đó đã gây nên "vết thương màu đen khổng lồ" trong bầu khí quyển của sao Mộc.
"Hình ảnh đầu tiên về lỗ hổng và chúng tôi chụp được cho thấy nó được tạo nên bởi một vụ va chạm. Có thể một thiên thạch hoặc khối băng khổng lồ đã va vào sao Mộc", Glenn Orton, một chuyên gia của NASA, nhận xét. Orton đã quan sát lỗ thủng trong 6 giờ bằng kính viễn vọng hồng ngoại ở Hawaii.
Đây là lần thứ hai một vết lõm khổng lồ xuất hiện trong bầu khí quyển sao Mộc. Cách đây 15 năm các nhà khoa học từng nhìn thấy vết lõm tương tự trên hành tinh này sau khi 21 mảnh vỡ của sao chổi Shoemaker Levy 9 lao vào nó. Lỗ hổng này chỉ tồn tại 2-3 tuần rồi biến mất.
Lỗ hổng to bằng trái đất và ở gần cực nam sao Mộc. Ảnh: NASA.
Hình ảnh do NASA công bố cho thấy vụ va chạm xảy ra gần cực nam của sao Mộc và các mảnh vỡ văng lên tầng khí quyển cao nhất. Lỗ hổng sáng hơn hẳn vùng xung quanh nên người ta suy luận rằng vụ va chạm làm tăng nhiệt độ của tầng không khí bên dưới. Do không chứng kiến vụ va chạm nên các nhà khoa học không thể xác định kích thước và khối lượng của thiên thể đã lao vào sao Mộc. Tuy nhiên, dựa vào kích thước của lỗ hổng, họ cho rằng thiên thể ấy nhỏ hơn rất nhiều so với địa cầu. Có thể nó đã di chuyển với tốc độ 50-100 km/s khi lao vào sao Mộc.
"Với tốc độ khủng khiếp ấy, thiên thể sẽ tạo ra năng lượng khủng khiếp khi nó va chạm với bất kỳ vật thể nào trong vũ trụ. Lỗ hổng mới xuất hiện chưa lâu - có lẽ khoảng một hoặc hai tuần", Wesley nói.
Sao Mộc là hành tinh to lớn nhất trong Thái Dương hệ và nằm ở vị trí thứ năm nếu tính từ mặt trời trở ra. Khí quyển của nó gồm khoảng 86% khinh khí (H2), 14% hêli (He) cùng nhiều loại khí khác. Sao Mộc có một lõi bằng đá tương đối nhỏ so với kích thước của nó. Ngay phía trên lõi có một lớp khí hydro ở thể đặc có tính chất giống như kim loại. Tiếp theo là lớp khí hydro ở thể lỏng và thể khí. Không có ranh giới rõ ràng giữa ba lớp khí vì sự biến dạng từ thể này sang thể khác diễn ra liên tục.
nguồn:http://www.vnexpress.net
Sao Mộc bị oanh tạc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
NARUTOFC.COM NVFC Official Vietnam Fan Site. Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên. Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]