Tiêu đề: Bằng chứng hai mảng lục địa đang tách nhau
Bơi xuyên qua một khu vực có vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời gần Iceland, một thợ lặn người Anh đã chụp được những bức ảnh cho thấy lỗ hổng ngày càng lớn giữa hai hai mảng kiến tạo Bắc Mỹ và Á - Âu.
Bản đồ chi tiết về các mảng kiến tạo thạch quyển trái đất và các vectơ di chuyển của chúng. Ảnh: USGS.
Theo tờ Daily Mail, Alex Mustard, 36 tuổi, đã lặn sâu hơn 24 mét xuống khe nứt giữa hai mảng kiến tạo Bắc Mỹ và Á - Âu gần Iceland để chụp những bức ảnh ngoạn mục về nơi này. Khu vực đầy rẫy các đứt gãy, thung lũng, núi lửa và suối nước nóng hình thành do các mảng kiến tạo dịch chuyển ra xa nhau khoảng 25,4mm mỗi năm.
Anh Mustard đã lặn sâu hơn 24 mét xuống khe nứt giữa hai mảng kiến tạo Bắc Mỹ và Á - Âu gần Iceland. Ảnh: Solent.
Anh Mustard đã không bỏ lỡ cơ hội ghi lại quang cảnh dưới nước khi cùng các thợ lặn đồng nghiệp bơi xuyên qua các hẻm núi nước ngọt Silfra, Nes và Nikulasargja, có thể sâu tới hơn 60 mét. Anh cũng đã chụp ảnh miệng núi lửa Arnarnes Strytur, nơi tạo thành một đám mây khi nước nóng 80 độ C thoát ra từ lớp vỏ trái đất và gặp nước biển lạnh 4 độ C.
Các mảng kiến tạo dịch chuyển ra xa nhau khoảng 25,4mm mỗi năm. Ảnh: Solent.
Người thợ lặn ưa mạo hiểm này cho biết: "Các bức ảnh cho thấy cảnh lặn ngụp trong thế giới dưới nước độc nhất vô nhị của Iceland, vốn cũng giống như trên đất liền là được hình thành từ cảnh quan núi lửa của nước này. Nhiều người ghé thăm Iceland để tham quan những đặc điểm này trên đất liền và cả dưới nước.
Anh Mustard muốn chụp lại những đặc điểm cảnh quan núi lửa dưới nước của Iceland. Ảnh: Solent.
Đối với một thợ lặn có bình khí nén, đây là những địa điểm hấp dẫn để ghé thăm vì anh ta có thể ngụp lặn trong nước trong và khám phá những đường đứt gãy ở cả 3 chiều. Tôi đã từng đi lặn ở khắp nơi trên thế giới và đây chắc chắn là vùng nước trong nhất mà tôi từng ghé thăm. Nhiều du khách từng có cảm giác mất thăng bằng trước các bức tường dốc đứng và làn nước trong vắt".
Người thợ lặn ưa mạo hiểm đã bơi xuyên qua các hẻm núi nước ngọt Silfra, Nes và Nikulasargja sâu tới hơn 60 mét. Ảnh: Solent.
Mảng kiến tạo
Phần ngoài cùng nhất của trái đất được cấu tạo bởi thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển bao gồm vỏ trái đất và phần trên cùng nhất của quyển manti. Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm, tách giãn và chuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng không quá 100 mm/năm.
Việc xác định các ranh giới mảng giúp người ta phân chia vỏ thạch quyển của trái đất thành 8 mảng kiến tạo chính:
1. Mảng châu Phi gồm toàn bộ châu Phi – mảng lục địa 2. Mảng Nam Cực gồm toàn bộ châu Nam Cực - mảng lục địa 3. Mảng Australia gồm toàn bộ Australia - mảng lục địa 4. Mảng Ấn Độ gồm toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ và một phần của Ấn Độ Dương - mảng lục địa 5. Mảng Á - Âu gồm toàn bộ châu Á và châu Âu - mảng lục địa 6. Mảng Bắc Mỹ gồm toàn bộ Bắc Mỹ và đông bắc Siberi - mảng lục địa 7. Mảng Nam Mỹ gồm toàn bộ Nam Mỹ - mảng lục địa 8. Mảng Thái Bình Dương gồm toàn bộ Thái Bình Dương – mảng đại dương
Bên cạnh đó còn có các mảng nhỏ như mảng Ả Rập, mảng Caribe, mảng Juan de Fuca, mảng Cocos, mảng Nazca, mảng Philippin và mảng Scotia.
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
NARUTOFC.COM NVFC Official Vietnam Fan Site. Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên. Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]