Năm 1986, một trận sương mù bí ẩn bất
ngờ bao phủ một khu vực dân cư gần hồ Nyos ở Cameroon đã cướp đi mạng
sống của gần 2.000 người chỉ trong một đêm. Câu chuyện vẫn làm đau đầu
các nhà khoa học đến tận bây giờ.
Động vật chết trong do sương mù ở hồ Nyos.
Bữa tối kinh hoàngĐêm 21/8/1986, một đám sương mù khổng lồ xuất hiện phía
trên hồ Nyos ở vùng núi hẻo lánh nằm tận tây bắc đất nước Cameroon. Đám
sương trắng nặng nề từ từ trườn xuống những ngọn đồi, tràn vào thung
lũng và các làng mạc quanh đó và làm ngạt thở tất cả các sinh vật trên
đường đi của nó. Kết quả là 1.700 người được tìm thấy đã chết một cách
bí ẩn vào buổi sáng hôm sau. "
Trên thi thể họ không có một dấu hiệu nào chứng tỏ đã bị chấn thương hay có một cuộc đụng độ nào đó dẫn tới tử vong" - Cha Anthony Bangsi, một nhà truyền giáo tại làng Subum nhớ lại sự kiện khủng khiếp trên.
Nhiều thi thể người dân đã bị đốt cháy và một số người sống sót đã mô tả
lại rằng họ đã ngửi thấy mùi khí lưu huỳnh trong đêm đó. Cha Anthony là
một trong số những nhân chứng may mắn sống sót sau thảm họa đã xóa sổ
gần như toàn bộ ngôi làng. Nhưng cha Anthony cũng như bất kỳ người dân
địa phương may mắn thoát chết đều không thể giải thích được chuyện gì đã
xảy ra. Trong ngày hôm đó, tin tức về quy mô của thảm kịch đáng kinh
ngạc trên đã lan ra ngoài biên giới Cameroon khiến nhiều người không
khỏi bàng hoàng và hồ nghi.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên câu chuyện lạ lùng này diễn ra. Năm
1984, đã có 37 người dân sống ở vùng hồ Monoun, cách hồ Nyos 59 dặm về
phía Đông Nam, cũng qua đời một cách bí ẩn. Giống như trong thảm họa ở
hồ Nyos, các nạn nhân đều chết đột ngột trong đêm mà không có bất kỳ một
dấu hiệu nào cho thấy có một cuộc va chạm trước lúc họ qua đời.
Những giả thuyết ban đầuChuyên gia người Mỹ có tên George Kling là một trong những nhà khoa học
đầu tiên xuất hiện tại hiện trường thảm họa Nyos sau sự kiện. ông tin
rằng
đã có một vụ phun trào núi lửa dưới lòng hồ và cho rằng đó có thể chính là nguyên nhân dẫn tới những cái chết bí ẩn.
Tuy nhiên, Kling lại không thể tìm thấy dấu vết của một dòng dung nham
nóng, đài phun lửa hay bất kỳ thứ gì chứng tỏ rằng đã từng có khí núi
lửa được bơm vào không khí trong đêm đó bởi khí lưu huỳnh thường đi kèm
với những đợt phun trào dung nham. Hơn nữa, nhiệt độ của hồ cho thấy
chúng thực sự mát lạnh hơn cả bình thường chứ không phải đã được làm
nóng sau một vụ phun trào.
Từ đó, Kling cảm thấy nghi ngờ giả thuyết ban đầu của mình và nghĩ rằng
có lẽ núi lửa không phải là nguyên nhân dẫn tới cái chết của gần 2.000
người dân nơi đây. ông bắt đầu chuyển hướng điều tra và hướng tới một
giả thuyết đã được đưa ra trước đó của nhà nghiên cứu núi lửa người
Iceland tên là Haraldur Sigurdsson, người đã từng đến Cameroon điều tra
về một thảm kịch tương tự 2 năm trước ở hồ Monou dẫn tới cái chết bí ẩn
giống nhau của 37 người dân sống ở đó. Sigurdsson cũng đã thăm dò để xác
nhận có phải hoạt động của núi lửa là nguyên nhân dẫn tới thảm kịch này
hay không và các xét nghiệm của ông cũng cho thấy không có bằng chứng
nào chứng tỏ rằng chính núi lửa đã phun trào dung nham và khí nóng.
Tuy nhiên, Sigurdsson lại phát hiện thấy trong nước hồ có chứa hàm lượng lớn khí CO
2, một loại khí tự nhiên có thể giết chết người qua đường hô hấp. Sigurdsson đã xây dựng lên một giả thuyết được gọi là "
Hồ lật đổ" cho rằng
chính hồ nước đã giải phóng lượng lớn khí độc mà nó tích tụ được thành đám sương mù giết người.
Nhưng trên thực tế chưa từng có trường hợp nào như thế này xảy ra trước
đó được ghi nhận cả và cộng với sự hạn chế của khoa học lúc bấy giờ đã
khiến giả thuyết của Sigurdsson trở nên có quá nhiều sơ hở và chưa từng
được biết tới từ trước tới thời điểm đó.
Bởi vậy, các nhà khoa học cùng thời với ông đã bỏ qua giả thuyết đó. Khi ông đề nghị kiểm tra nồng độ CO
2 của
các hồ khác trong vùng cũng đã bị Chính phủ Cameroon từ chối. Và chính
sai lầm này đã dẫn tới sự thiệt hại lớn sau này là mạng sống của 2.000
người dân quanh vùng hồ Nyos hai năm sau đó.
Chân dung "sát nhân" giấu mặtTrở lại Nyos những lần sau đó, George Kling càng tin rằng giả thuyết của
Sigurdsson là đúng. ông đã độc lập tiến hành thử nghiệm nước trong hồ
Nyos và nhận thấy có một lượng lớn khí CO
2 trong vùng nước sâu của hồ. ông cho rằng chính
khí đốt tự nhiên này đã bốc lên thành một đám mây độc hại và đầu độc 3
ngôi làng ven hồ. Đám mây này có thể trông thấy bằng mắt thường, chúng
di chuyển rất êm và không có mùi. Ba yếu tố đó hợp lại khiến nó trở
thành một kẻ giết người hoàn hảo. Giả thuyết này cũng khá phù hợp với
những vết bỏng được phát hiện trên thi thể các nạn nhân. Nó được gây ra
bởi khí CO2 lạnh chứ không phải khí nóng từ núi lửa.Kling cũng dẫn chứng những kết quả nghiên cứu của không quân Hoa Kỳ cho thấy việc tiếp xúc với lượng lớn khí CO
2 có thể dẫn tới ảo giác khiến họ tưởng tượng rằng chúng có mùi lưu
huỳnh. Và chính từ giả thuyết này đã mở đường cho các nhà khoa học hiện
đại vạch trần được bộ mặt thật của kẻ giết người bí ẩn.
Quang cảnh hồ Nyos.
Hồ Nyos và hồ Monoun đều là những hồ nằm trên miệng núi lửa. Chúng
được hình thành trong quá trình nguội đi của núi lửa và do tích tụ nước
mưa. Trong hầu hết các loại hồ này, các tầng nước luân chuyển từ trên
mặt dưới đáy hồ và ngược lại theo một chu kỳ. Trong quá trình đó, các
khí từ lòng đất xâm nhập vào đáy hồ cuối cùng sẽ được giải phóng ra bầu
khí quyển. Nhưng hồ Nyos, hồ Monoun và cả hồ Kivu ở Đông Phi lại không
giống như vậy. Các lớp nước hồ không có sự luân chuyển trên dưới và vì
vậy, khí độc khi xâm nhập ở đáy hồ sẽ bị khóa chặt tại đây.
Khi xuất hiện một cơn bão hay một trận lở đất, địa chấn mạnh sẽ làm một
lượng lớn nước trên bề mặt chìm xuống đáy và đồng thời đẩy nước từ dưới
đáy lên trên. Khí độc từ trạng thái hòa tan sẽ thoát ra ngoài giống như
các bọt khí nổi lên từ một chai nước bị mở nắp.Theo tính toán của các nhà khoa học, trong sự kiện hồ Nyos năm 1986, khí
và nước đã bốc lên thành cột cao khoảng 80m, di chuyển với tốc độ
45dặm/giờ và lan đến những ngôi làng cách đó 12 dặm. ước tính, hồ đã nhả
ra khoảng 1km
3 khí CO
2 đủ để lấp đầy 10 sân bóng đá. Tại hồ Monoun, đám mây khí này nhỏ hơn nhưng cũng đủ làm 37 người thiệt mạng.
Lượng khí độc trong hồ Nyos và Monoun hiện nay còn lớn hơn cả trước đợt
phun trào năm 1986 khiến những người dân sống quanh khu vực này không
khỏi lo lắng. Đầu năm 2010, một nhóm các nhà khoa học người Mỹ đã bắt
đầu tiến hành tháo ngòi nổ cho hồ Nyos bằng cách đặt một ống
polyethylene xuống sâu dưới đáy hồ làm cho nước khí CO
2 dưới đó sủi bọt lên và giải phóng bớt khí CO
2 vào
khí quyển. Nhờ vậy, áp suất ở đáy hồ sẽ giảm, hạ thấp nguy cơ phun
trào. Tiến sĩ James G. Smith, một chuyên gia địa chất học tại Cơ quan
Phát triển Quốc tế, nhà tài trợ chính của dự án cho biết: "
Đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi có thể ngăn chặn một thảm họa tự nhiên”.