Những chùm sáng cực quang ngoạn mục chứng tỏ Mặt Trời đang tỉnh giấc
Những người yêu bầu trời đêm ở vĩ độ cao có thể được ngắm ánh sáng phương bắc kỳ vĩ, hay còn gọi là cực quang vào đêm thứ 3 và thứ 4 này. Sau một giai đoạn khá im ắng, có vẻ như Mặt trời đang tỉnh giấc và đi vào chu kỳ hoạt động mạnh.
Bề mặt Mặt trời bùng phát vào sớm hôm Chủ nhật, bắn hàng tấn plasma (các nguyên tử bị ion hóa) vào khoảng không gian xung quanh. Những chùm ion này hướng tới Trái đất và có thể tạo ra những màn cực quang ngoạn mục mà chúng ta có thể chiêm ngưỡng. “Sự bùng phát này hướng thẳng về phía chúng ta và có lẽ chúng ta sẽ nhìn thấy “chúng” sớm vào ngày 4/8” Leon Golub thuộc Trung tâm Thiên văn Harvard Smithsonian nói. “ Đó là cuộc bùng phát gió Mặt trời mạnh đầu tiên sau một quãng thời gian im lặng”.
Các bùng phát trên Mặt trời, còn được gọi là sự phun vật chất dạng corona đã được tầu SDO của NASA ghi nhận được. SDO hay Solar Dynamics Observatory có thể quan sát Mặt trời ở nhiều bước sóng với độ phân giải cao. Tầu thăm dò này được phóng vào tháng Hai và nhắm vào các lớp bên trong của Mặt trời nhằm nghiên cứu các mối liên kết bên trong. “Chúng tôi đã có được những hình ảnh đẹp về sự bùng phát này” Golub nói, “ và còn có thể có nhiều hình ảnh đẹp hơn nếu các tia này kích thích tạo ra các cực quang”.
hình Mặt trời trên sóng tia X vào sáng Chủ nhật ngày 1/8/2010
Tầu Solar Dynamics Observatory của NASA đã chụp được bức hình Mặt trời này trên sóng tia X vào sáng Chủ nhật ngày 1/8/2010. Các vòng cung tối mầu gần phía trên bên phải bức hình là những đường phóng plasma mạnh mẽ ra khỏi bề mặt Mặt trời. Các vùng sáng màu là các quầng lửa bình thường vốn có. Khi những hạt tích điện này tới được Trái đất vào các ngày 3 và 4 tháng 8, chugns có thể tạo ra những chùm tia cực quang hoành tráng được biết với cái tên : Ánh sáng phương Bắc. Credit NASA.
Hình ảnh cực quang thường chỉ được biết đến ở Canada và Alaska, nhưng những người ngắm sao ở miền bắc nước Mỹ cũng có thể mong chờ xem được chút đỉnh, những vầng sáng mầu xanh hoặc mầu đỏ về phía Bắc vào các đêm thứ 3 và thứ 4. Một khi những tia corona tới được Trái đất, các hạt tích điện bị lái vòng về phía hai cực. Và khi các hạt tích điện này lao vào bầu khí quyển gồm chủ yếu N2 và O2, chúng phát sáng, tạo ra những hiệu ứng tương tự như các đèn neon quảng cáo.
Tương tác của các ‘hạt Mặt trời’ với trường điện từ của Trái đất có khả năng tạo ra các cơn bão địa từ hay làm rối loạn từ quyển của Trái đất. Và trong khi những vầng sáng cực quang thường được thấy ở trên tầng cao, chúng cũng có thể phát sáng ở các tầng khí quyển thấp trong lúc bão từ xẩy ra. Hoạt động của Mặt trời thường thường tăng giảm theo một chu kỳ có thể dự báo tương đối chính xác. Thường thì một chu kỳ Mặt trời kéo dài khoảng 11 năm, và mất khoảng 5,5 năm để Mặt trời chuyển từ trạng thái ít vết đen (ít hoạt động) sang mức độ nhiều vết đen nhất (hoạt động mạnh) và 5,5 năm cho quá trình ngược lại. Khoảng thời gian Mặt trời hoạt động mạnh đã xẩy ra vào năm 2001. Quãng thời gian tiếp theo đó Mặt trời hoạt động tương đối yếu và thời gian này diễn ra khá lâu. Vụ bùng phát mới đây là dấu hiệu đầu tiên Mặt trời đang thức giấc và đi vào thời kỳ hoạt động mạnh của mình.
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
NARUTOFC.COM NVFC Official Vietnam Fan Site. Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên. Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]