:: Quên mật khẩu ::


 Diễn đàn NVFC
 Naruto Vietnamese Fan Club :: NINJA'S ZONE :: Thời Sự Ninja


Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
17/7/2010, 8:02 am
Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Bgavat14
Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Bgavat19Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Bgavat21Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Bgavat22
Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Bgavat11doanphantheanh_1994Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Bgavat13
Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Bgavat15Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Bgavat17Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Bgavat18
.: NVFCer :.doanphantheanh_1994 
http://rank.naru.to/chuunin.swf
Hoàn Thành NV : NV B
Ryo : 7936
Tổng số bài gửi : 811
Ngày tham gia : 01/08/2009
Status : tình trạng xem chùa tiếp tục tái diễn :bball:
Được Cảm Ơn : 143

Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Vide10

Bài gửiTiêu đề: Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ

Dồn sức chống bão

* Gấp rút di dời dân khỏi vùng nguy hiểm
* Lo tàu cá gặp nạn tại Hoàng Sa


TT - Trái với dự báo ban đầu hướng lên Trung Quốc, bão Côn Sơn (bão số 1) đã “dở chứng” quay xuống phía nam và dự báo đổ bộ vào khu vực Bắc bộ trưa nay 17-7. Một ngày trước khi bão đổ bộ vào đất liền, PV, CTV Tuổi Trẻ có mặt tại những khu vực dự báo sẽ nằm trong vùng tâm bão quét qua để ghi nhận công tác phòng chống bão.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Người dân ở xã Hải Châu, Hải Thịnh, Nam Định gấp rút gia cố đập Phú Lễ để phòng chống bão số 1 (ảnh chụp chiều 16-7) - Ảnh: Việt Dũng


[You must be registered and logged in to see this image.]
Gia cố đập Phú Lễ ở xã Hải Châu, Hải Thịnh, Nam Định - Ảnh: Việt Dũng

Phập phồng... đón bão

17g ngày 16-7, dọc đường từ TP Nam Định về các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Nam Trực trời vẫn nắng, không gió không mưa. Trên đồng, rất nhiều nông dân vẫn đang tranh thủ nhổ mạ, cấy lúa.

Tuy nhiên, sự bình yên chỉ kéo dài đến 18g. Kể từ lúc này, bầu trời Nam Định tối sầm, gió nổi lên, mưa bắt đầu rơi. Tại cống Phú Lễ (xã Hải Châu), gần 100 người cùng bốn máy xúc và nhiều xe máy, phương tiện đang khẩn trương gia cố đoạn đập dài khoảng 200m. Phía ngoài đập, hơn chục chiếc tàu cá đã cập bờ và các ngư dân bắt đầu neo giằng.

Đứng trên bờ theo dõi công nhân nhồi đá vào rọ sắt đắp đập Phú Lễ, ông Nguyễn Hồng Chinh (xã Hải Hòa) cho biết đây là cửa cống tiêu thoát lũ quan trọng của các xã Hải Hòa, Hải Châu, Hải Triều từ nội đồng ra biển. Do đập chưa hoàn thành, nếu bão về chưa kể vỡ đê thì cũng sẽ gây ngập các xã này. Theo ông Chinh, trận bão năm 2005 gây vỡ đê Hải Thịnh khiến người dân không thể chủ quan...

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngay sau khi kiểm tra một vòng các huyện, ông Lê Xuân Thủy - giám đốc Sở NN&PTNT, phó trưởng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định - cho biết mọi phương án đối phó với bão đã được triển khai. Đến 19g20 tối qua, toàn bộ tàu thuyền đánh cá của tỉnh đã được liên lạc. Trong đó có 2.352/2.365 tàu thuyền toàn tỉnh đã vào bờ trú tránh, bố trí neo đậu bảo đảm an toàn. 13 tàu với khoảng 60 người chưa về kịp nhưng đã được liên lạc, và các tàu đã vào trú tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An. Tỉnh cũng đã ban lệnh cấm biển, theo dõi chặt chẽ diễn biến, tăng cường kiểm tra và có phương án bảo đảm an toàn các công trình đang thi công...

Ông Thủy cho biết tỉnh đã có phương án vận động, di dời hơn 10.000 dân ở xã Hải Lý, thị trấn Thịnh Long đến nơi trú bão an toàn trong trường hợp tâm bão đổ vào Nam Định. Tuy nhiên đến tối qua, việc di chuyển chưa được thực hiện do chưa bố trí được chỗ ăn, ở cũng như chưa biết chắc chắn mức độ và hướng bão.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tỉnh đã quyết định dừng kỳ họp HĐND tỉnh trước một ngày để tập trung phòng chống bão. Đến 19g tối qua, tại Thái Bình đã bắt đầu có mưa, còn tại các xã ven biển của huyện Tiền Hải gió đã giật đến cấp 3-4.

Theo ông Trần Xuân Nghiệp - chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh Thái Bình, đến 17g cùng ngày toàn tỉnh vẫn còn 197 tàu và 711 lao động đang hoạt động trên biển. Ông Nghiệp khẳng định tất cả mọi lực lượng, các đồn biên phòng đang tập trung liên lạc với chủ các tàu thuyền này để cung cấp thông tin và hướng dẫn họ cách thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của bão.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Các hộ dân xã Nam Phú (Tiền Hải, Thái Bình) chằng chống nhà cửa chiều 16-7 - Ảnh: X.Long

Gọi dân vào bờ

Tại các xã Nam Cường, Nam Thịnh, Nam Phú của huyện Tiền Hải, một trong hai huyện giáp biển của Thái Bình, từ 16g chiều qua, các hộ dân tại những xã ven biển đã tạm dừng sản xuất để thực hiện các biện pháp phòng chống bão. Theo phó chủ tịch UBND huyện Tiền Hải Nguyễn Văn Bái, toàn huyện có bảy xã có dân làm nghề nuôi thủy hải sản với hơn 1.500 hộ, trong đó có 400 hộ nuôi nghêu ngoài biển.

Đến 20g30 tối qua, ông Bái cho biết trong số hơn 1.100 hộ nuôi thủy hải sản ngoài đầm ven biển mới chỉ có khoảng 50% số hộ di chuyển vào bờ, số còn lại vẫn cắt cử người ở lại. Đặc biệt, trong số hơn 400 hộ nuôi nghêu ngoài biển với số lao động lên tới hơn 500 người, ông Bái cũng cho biết mới chỉ có khoảng 60% vào bờ, số còn lại huyện và các lực lượng sẽ tiếp tục kêu gọi vận động trong đêm. “Đến sáng 17-7, nếu các hộ vẫn không vào thì chúng tôi sẽ dùng xuồng cao tốc cưỡng chế vào bờ hết”.

Cũng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ tại xã Nam Phú, một trong những cửa biển của huyện Tiền Hải, đến cuối giờ chiều qua, mặc dù các hộ dân đã chủ động chằng chống nhà cửa, nâng lưới tại các đầm nuôi trồng thủy sản nhưng một số hộ dân vẫn còn tâm lý chủ quan vì cho rằng đến chiều nay (17-7) bão mới đổ bộ vào.

Theo UBND huyện Thái Thụy, đến 21g tối qua toàn bộ số tàu thuyền đánh bắt của huyện gồm 416 chiếc đã cơ bản vào bờ trú ẩn xong. Cũng theo lãnh đạo huyện này, toàn huyện có hơn 1.500 hộ nuôi trồng thủy hải sản tại các đầm ven biển, song đến 21g tối qua toàn bộ số hộ dân này vẫn còn nán lại tại các đầm. “Trong đêm nay chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi vào bờ, đến đầu giờ sáng sẽ thực hiện cưỡng chế, sau 9g sáng đảm bảo sẽ không còn ai ngoài đầm” - một lãnh đạo ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện quả quyết.



Sẵn sàng chống bão

* Tại Quảng Ninh, đến chiều 16-7, 159 tàu cá đánh bắt xa bờ, 457 tàu du lịch đã cập bờ an toàn. Tỉnh đã thông báo cho các huyện miền núi Hải Hà, Ba Chẽ, Móng Cái, Uông Bí, Đông Triều sẵn sàng công tác chuẩn bị đề phòng các hiện tượng lũ quét, sạt lở khi có mưa to.

* Tại Hải Phòng, UBND TP đã tiến hành kiểm tra hệ thống đê, cống xung yếu, chuẩn bị lực lượng, đá hộc, bạt chắn, sẵn sàng máy bơm tiêu úng. Đến 18g30 ngày 16-7, Hải Phòng đã sơ tán tại chỗ cho 1.910 người của các xã, thị trấn trũng thấp ven biển huyện Cát Hải, hơn 2.800 người ở hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo về trụ sở UBND xã, các trường học, nhà kiên cố. Đã có hơn 3.500 tàu thuyền neo đậu an toàn hoặc được đưa lên bờ, không còn tàu thuyền trên biển.

* Tại Hà Nội, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TP đã có công điện khẩn yêu cầu Sở Xây dựng chỉ đạo các cơ quan liên quan khơi thông hệ thống cống rãnh, kiểm tra, đôn đốc, giám sát các đơn vị thi công giải tỏa các vật cản gây tắc nghẽn trên hệ thống tiêu thoát nước nội thành; có giải pháp thoát nước đối với các khu vực ngập cục bộ.

* Tại Thanh Hóa, làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Quốc gia cứu hộ, cứu nạn chiều 16-7, ông Trịnh Văn Chiến - phó chủ tịch UBND tỉnh - cho biết đến cuối ngày 16-7, các huyện, thị xã trong tỉnh đã sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân (gồm 137.055 người) khỏi vùng mép nước biển, nơi nguy hiểm khi có lệnh của cấp trên, để tránh thiệt hại do bão có thể gây ra.

* Tại Thừa Thiên - Huế, theo Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến 16g30 ngày 16-7, trên 1.700 phương tiện tàu thuyền các loại của tỉnh đã vào bờ và trú ẩn an toàn.
H.Đồng - L.Hoài - T.Phùng - Đ.Toàn


Đ.BÌNH - X.LONG - T.HOÀNG_____________________
Quảng Ngãi: 10 tàu cá gặp nạn ở Hoàng Sa
Chiều 16-7, theo văn phòng ban thường trực Ban chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh có tổng cộng 30 tàu cá với 396 lao động đang trú tránh bão tại Hoàng Sa, trong đó có 10 tàu đến nay hoàn toàn mất liên lạc.
Rất nhiều tàu trong số còn lại đang trong tình trạng bị phá nước, chìm tại khu vực các đảo Xà Cừ, Trụ Cẩu, Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cụ thể tàu QNg 96615 của ông Võ Văn Tân (An Vĩnh, Lý Sơn) với 15 lao động bị phá nước và mắc cạn đã được tàu QNg 96525 của ông Phan Thanh Bình (An Hải, Lý Sơn) cứu hộ. Tàu QNg 95904 gồm 14 lao động của ông Nguyễn Văn Trung (Bình Châu, Bình Sơn) bị chìm tại khu vực đảo Xà Cừ, toàn bộ thuyền viên đã được các tàu bạn cứu sống. Tàu QNg 96219 gồm 15 thuyền viên của ông Nguyễn Ngọc Tiến (An Hải, Lý Sơn) bị phá nước hồi 7g ngày 16-7 tại tọa độ 17,06 vĩ độ Bắc, 111,29 kinh độ Đông. Tàu QNg 90028 gồm 14 thuyền viên của ông Phạm Thơ (Bình Châu, Bình Sơn) bị chìm ở khu vực đảo Xà Cừ. Tàu QNg 96599 gồm 11 thuyền viên của ông Trương Tày (Bình Châu, Bình Sơn) bị chìm lúc 5g ngày 16-7 tại đảo Đá Bắc. Tàu QNg 55940 gồm 9 lao động của ông Nguyễn Văn Tẩn (Bình Châu, Bình Sơn) bị đứt neo trôi dạt lúc 2g ngày 16-7 tại đảo Xà Cừ.
Thông tin qua Icom, ngư dân Nguyễn Văn Thanh, đi trên tàu cá QNg 95599 ở Hoàng Sa, cho biết hiện gió to và sóng lớn vẫn hoành hành ở Hoàng Sa. “Chúng tôi phát hiện nhiều ngư dân trôi trên biển phát tín hiệu cầu cứu nhưng không thể tiếp cận họ được. Để cứu được họ phải sử dụng trực thăng” - ông Thanh nói.
Đ.NAM - T.MINH - P.XUÂN
____________________
Công điện khẩn của thủ tướng:
Di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm
Ngày 16-7, Thủ tướng đã có công điện khẩn yêu cầu UBND các tỉnh, TP ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị căn cứ tình hình cụ thể của địa phương và diễn biến của bão, quyết định việc cấm tàu thuyền ra khơi, tiếp tục nắm chắc số lượng tàu thuyền còn hoạt động trên biển, hướng dẫn di chuyển về nơi tránh, trú bão an toàn; tổ chức neo đậu cho tàu thuyền trong các khu vực tránh trú bão; huy động nhân dân triển khai ngay việc chằng, chống nhà cửa, kho tàng, trường học, bệnh viện; có biện pháp đảm bảo an toàn người và tài sản trên các công trình xây dựng.
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn thực hiện việc di dời dân ra khỏi các vùng nguy hiểm; tổ chức lực lượng canh gác đảm bảo an ninh trật tự ở những khu vực phải di dời dân.



[You must be registered and logged in to see this image.]
Sơ đồ đường đi của bão Côn Sơn - Đồ họa: Vĩ Cường
Trưa nay, bão đổ bộ vào khu vực Hải Phòng - Nghệ An
Ông Bùi Minh Tăng - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương - cho biết vào 22g tối 16-7, bão Côn Sơn đã nằm cách bờ biển các tỉnh thành Hải Phòng - Nghệ An khoảng 370km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 13, 14.
Với tốc độ 15-20km/giờ theo hướng di chuyển dự báo giữa tây tây bắc và tây bắc đến 10g sáng nay 17-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ vĩ Bắc; 107,3 độ kinh Đông, trên vùng biển nam vịnh Bắc bộ, cách bờ biển các tỉnh thành Hải Phòng - Nghệ An khoảng 150km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, 12 (103-133km/giờ), giật cấp 13, 14. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250km. vì vậy, từ sáng sớm mai gió bão đã thật sự tác động mạnh lên bờ các tỉnh thành từ Hải Phòng đến Nghệ An.
Như vậy, từ trưa và chiều nay bão Côn Sơn sẽ đổ bộ vào vùng bờ biển các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ, theo hướng di chuyển tây bắc, vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận từ Hải Phòng đến Nghệ An. Sau khi vào bờ, bão suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến đêm nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở ngay trên địa phận các tỉnh thành Hòa Bình - Hà Nội với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, 7, giật cấp 8, 9. Sau đó áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây bắc và suy yếu.
Đề phòng nguy cơ lũ quét
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương sáng 16-7, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa chuẩn bị thực hiện phương án phòng tránh tối đa, trong đó có phương án di dân trước thời điểm bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ.
Ông Bùi Minh Tăng - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương - cho biết ngoài các tỉnh thành từ Hải Phòng đến Nghệ An nằm trong tâm bão đi qua có thể có mưa 100-200mm trong vòng vài giờ, tại các tỉnh miền núi phía Bắc mưa có thể đạt mức 400-500mm. Vì vậy, khả năng lũ quét, sạt lở ở miền núi và ngập úng ở đồng bằng, đặc biệt là đô thị, có thể xảy ra.
Ông Cao Đức Phát - bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trưởng ban chỉ đạo - cho rằng ngoài việc triển khai biện pháp phòng chống bão ở các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp, Hà Nội cũng phải sẵn sàng phương án chống ngập tại nội ô.
TUẤN PHÙNG
nguồn tuoitre.vn

Chữ ký của doanphantheanh_1994


Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Naruto Vietnamese Fan Club :: NINJA'S ZONE :: Thời Sự Ninja-
Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Botmai10Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Botmai11
Hôm nay siêu bão Côn Sơn đổ bộ vào bờ Bot0211
NARUTOFC.COM
NVFC Official Vietnam Fan Site.
Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]
   
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất