:: Quên mật khẩu ::


 Diễn đàn NVFC
 Naruto Vietnamese Fan Club :: NINJA'S ZONE :: Thời Sự Ninja


Vật vã cai nghiện game online

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
27/6/2010, 8:27 am
Vật vã cai nghiện game online Bgavat14
Vật vã cai nghiện game online Bgavat19Vật vã cai nghiện game online Bgavat21Vật vã cai nghiện game online Bgavat22
Vật vã cai nghiện game online Bgavat11doanphantheanh_1994Vật vã cai nghiện game online Bgavat13
Vật vã cai nghiện game online Bgavat15Vật vã cai nghiện game online Bgavat17Vật vã cai nghiện game online Bgavat18
.: NVFCer :.doanphantheanh_1994 
http://rank.naru.to/chuunin.swf
Hoàn Thành NV : NV B
Ryo : 7936
Tổng số bài gửi : 811
Ngày tham gia : 01/08/2009
Status : tình trạng xem chùa tiếp tục tái diễn :bball:
Được Cảm Ơn : 143

Vật vã cai nghiện game online Vide10

Bài gửiTiêu đề: Vật vã cai nghiện game online

TT - 23g một ngày cuối tháng 10-2009, anh Nguyễn Thành Nhân - giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam - nhận được một cuộc điện thoại đẫm nước mắt: “Cứu tôi với! Con tôi nghiện game và đang lên cơn, cháu đánh cả gia đình. Cháu trở nên hung dữ quá...”.

>> Chân dung game thủ
>> Cày game thâu đêm ở Sài Gòn
>> Game thủ... nhập viện
>> Xuất thêm chiêu với game online
>> Quản lý game online, hai bộ phải ngồi lại
>> Cả xã hội nhức nhối với games bạo lực


[You must be registered and logged in to see this image.]
Các game thủ tham gia lớp cai nghiện game do Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam tổ chức - Ảnh: K.Anh

Đó là điện thoại cầu cứu của mẹ thiếu niên Q. (14 tuổi). Bà là giáo viên. Q. rượt đánh mẹ và chị gái vì mẹ cài mật khẩu không cho vào máy tính chơi game. Bà mẹ khốn khổ trước đó cầu cứu công an phường nhưng rồi các anh công an cũng bất lực khi Q. thét trong cơn phấn khích điên loạn: “Chết tao còn không sợ thì sợ gì công an”.

Cai nghiện trong nước mắt

Kết thúc năm học lớp 7 là lúc Q. bắt đầu chơi game. Q. nghiện nặng trò Đột kích, một loại game online bạo lực và máu me khi nhiệm vụ chính của người chơi là chém và giết càng nhiều người càng tốt nếu muốn nhanh lên level. Đến khi vào năm học lớp 8, Q. thường xuyên bỏ học để vào quán Internet chơi game cả ngày. Ở nhà mỗi lần được nhắc nhở chuyện học hành là Q. quay sang chửi bới, bứt xé quần áo. Những lúc lên cơn vì quá phấn khích, Q. rượt đánh cả chị gái lẫn mẹ, sau đó gia đình phải đưa đến bệnh viện để nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

Người mẹ khốn khổ tâm sự: “Tôi phải vật vã với con từng ngày từng giờ và thật sự bất lực trước sức mạnh của game online. Có lần tôi rụng rời tay chân khi nghe con mình khoái chí kể rằng: “Cầm dao đâm thằng kia đổ máu rồi chết thấy sướng ghê, con là mạnh nhất, chẳng ai mạnh bằng”. Mà đâu phải chỉ có con tôi, trong khu nhà tôi sống đã có 4-5 trường hợp cũng nghiện game nặng như nó, đánh cha đuổi mẹ như cơm bữa”. Q. sau đó được gia đình đưa đi tham gia lớp cai nghiện game online do Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam tổ chức.

Những ngày đầu vào lớp cai nghiện game Q. im lặng, không bắt chuyện với ai và tỏ dấu hiệu chống đối những điều phối viên của trung tâm. Các điều phối viên kiên trì hướng em đến những sở thích trước kia vốn bị game lấn át như chơi thể thao, hip hop.

Sau khóa học, Q. trở về nhà với tiến triển tốt khi biết nghe lời gia đình hơn, giảm thời gian chơi game nhưng vẫn đang phải uống thuốc để giảm bớt việc thần kinh thường xuyên căng thẳng. Mẹ Q. nói: “Những ngày tồi tệ nhất đã qua nhưng chuyện em có thể hòa nhập lại cuộc sống bình thường như trước kia vẫn còn là một câu chuyện dài”.

Q. chỉ là một trong 60 em tham gia các lớp cai nghiện game do Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam tổ chức. Tính từ khi mở lớp cai nghiện game online đầu tiên (cuối năm 2008) đến nay, trung tâm đã nhận được hơn 10.000 cuộc gọi, thư từ và cả đến trực tiếp của các phụ huynh nhờ giúp đỡ cai nghiện game online cho con em mình.

N. - học sinh lớp 11 của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Tân Bình (TP.HCM), kể rằng sau sáu năm chiến tích của mình là trải qua hàng chục game online như MU, Võ lâm truyền kỳ, Đột kích, Kiếm thế, Boom... với những level cực khủng. Tuy nhiên, hệ quả của những ngày tháng sống cùng nhân vật trong thế giới ảo là trong khi bạn bè đã là sinh viên, N. mới chỉ học xong lớp 11. N. tâm sự: “Sống hàng tuần, thậm chí cả tháng trong quán chơi game là chuyện bình thường. Ở ngoài em yếu thế chứ vào game thằng nào láo em đâm chết tại chỗ liền!”.

Nhưng N. biết dừng lại. “Chơi nhiều cũng chán” và giật mình nhìn lại thấy trong khi bạn bè đang ào ào tiến lên phía trước trong cuộc sống, còn mình cứ lẹt đẹt đắm chìm trong thế giới ảo, N. day dứt với chính mình. Sau những ngày tự đấu tranh rất lung, N. xin lỗi ba mẹ và đề nghị cắt Internet trong nhà. Sau hai năm tự cai có sự hỗ trợ của gia đình, N. thoát khỏi cơn nghiện dù bây giờ lâu lâu vẫn nhớ, mỗi tuần chơi vài giờ có kiểm soát.

Nhưng không phải con đường “làm lại cuộc đời” của game thủ nghiện nặng nào cũng bằng phẳng.

Đường trở về gian nan

Anh Nguyễn Thành Nhân cho biết trong 60 học viên tham gia các lớp cai nghiện, anh không thể nào quên trường hợp của V.H., 15 tuổi, con một vị lãnh đạo bệnh viện lớn tại TP.HCM. Ngày đầu tiên H. (nhà ở Q.1) đến trung tâm là do người nhà đưa đến trong tình trạng rũ rượi, lừ đừ, xanh xao và không chút thần sắc.

Mẹ V.H. cho biết lúc đầu H. chỉ chơi 1-2 giờ mỗi ngày nhưng sau đó tăng lên đến 20 giờ, bắt mẹ phải lắp đặt đường truyền Internet tốc độ cao. Khi yêu cầu không được đáp ứng, H. cầm dao rượt mẹ chạy khắp nhà rồi đi hoang ra tiệm Internet hàng tuần liền. Mỗi lần H. trở về nhà là một lần gia đình sống trong hoang mang, lo sợ vì cậu thường lên tiếng dọa đâm chém như trong game.

Một lần mẹ chở V.H. đi trên đường và dừng xe để mua bánh mì cho con, cậu xin tiền thối lại để đi chơi game nhưng không được đáp ứng liền nhảy xuống đường la toáng lên: “Bà là người mẹ độc ác và không có nhân tính”. “Con trai tôi mất lý trí tới mức đang tâm làm nhục tôi giữa đường...” - người mẹ nghẹn ngào.

12 ngày tham gia lớp cai nghiện game V.H. được dẫn dắt để trở về cuộc sống bình thường với sở thích khác như đá bóng. Cuối khóa, V.H. viết thư gửi về gia đình xin lỗi mẹ và khóc khi ôm mẹ. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi không còn được quản lý, V.H. lại sa vào Internet và người mẹ đành đưa con vào trường giáo dưỡng vì bất lực.

Anh Nguyễn Thành Nhân cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện game nhưng quan trọng là cách giáo dục từ gia đình. Không để trẻ cô đơn, lạc lõng nhưng cũng đừng quá bảo bọc, cưng chiều khiến trẻ trở nên thụ động, chán nản... Nhưng nguyên nhân lớn nhất, theo anh, là hấp lực của game online khi câu chuyện cuốn hút, đánh đúng tâm lý hiếu chiến, hiếu thắng của lứa tuổi mới lớn và hình ảnh đồ họa trong game ngày càng đẹp, người chơi cảm giác thực hơn trong khi quản lý lại bị buông lỏng.

“Điều quan trọng nhất là gieo vào các em ý thức sống tốt, tạo cho các em có điều kiện thay đổi trong môi trường sống bình thường chứ không phải cách ly con mình khỏi xã hội” - anh Nhân nói.

nguồn tuoitre.vn

Chữ ký của doanphantheanh_1994


Vật vã cai nghiện game online

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Naruto Vietnamese Fan Club :: NINJA'S ZONE :: Thời Sự Ninja-
Vật vã cai nghiện game online Botmai10Vật vã cai nghiện game online Botmai11
Vật vã cai nghiện game online Bot0211
NARUTOFC.COM
NVFC Official Vietnam Fan Site.
Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]
   
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất