Nói đến game Nhật Bản, chắc ai cũng nghĩ ngay đến các Ninja Gaiden, Final Fantasy, Devil May Cry hay Silent Hill, Metal Gear Solid, Mario nổi tiếng; những tựa game làm chuẩn mực cho các trò chơi cùng thể loại sau này. Yugi-Oh! Trading Card Game cũng là một trong số đó, một board-game (tương tự cờ vua, cờ tướng) được Konami phát hành từ năm 1998. Một trò chơi được xem là “thầm lặng, ít nói” nhưng sức ảnh hưởng của nó như một cơn hồng thủy lan từ bờ biển Đông Nhật Bản đến các miền đất châu Á rồi vươn những đợt sóng của mình sang bờ kia của Thái Bình Dương, vào đến đất liền Bắc Mỹ.
Nguyên mẫu của trò chơi này được khởi nguồn từ bộ truyện tranh nổi tiểng “Yugi-Oh!” của tác giả Kazuki Takahashi (từng xuất hiện ở Việt Nam qua cái tên Vua Trò Chơi). Yêu cầu của trò chơi khá đơn giản, người tham gia phải sử dụng và kết hợp các card (quân bài) của mình để chiến thắng đối phương. Ban đầu trò chơi này mang tên Yugi-Oh! Official Card Game (YGO-OCG), được Konami phát hành tại châu Á. Đến năm 2002, Konami quyết định hợp tác với Upper Deck Entertainment (UDE), phát hành phiên bản đầu tiên của Yugi-Oh! Trading Card Game (YGO-TCG). Đây là thời điểm trò chơi chính thức vượt biên giới châu Á, phổ biến rộng rãi trên toàn cầu. Tính đến năm 2008, trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, YGO-TCG đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút hàng chục ngàn người chơi. Với số lượng tiêu thụ lên đến con số 16 tỷ, YGO nghiễm nhiên luôn nằm trong "Top 5 Trading Card Game" được yêu thích nhất trên thế giới.
Đi liền với thành công vang dội của game, cộng đồng yêu thích trò chơi này cũng đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc hai khu vực có cộng đồng người chơi YGO-TCG lớn trên thế giới, đó là khu vực Bắc Mỹ - châu Âu và khu vực châu Á (trong đó có Việt Nam).
Nói đến game Nhật Bản, chắc ai cũng nghĩ ngay đến các Ninja Gaiden, Final Fantasy, Devil May Cry hay Silent Hill, Metal Gear Solid, Mario nổi tiếng; những tựa game làm chuẩn mực cho các trò chơi cùng thể loại sau này. Yugi-Oh! Trading Card Game cũng là một trong số đó, một board-game (tương tự cờ vua, cờ tướng) được Konami phát hành từ năm 1998. Một trò chơi được xem là “thầm lặng, ít nói” nhưng sức ảnh hưởng của nó như một cơn hồng thủy lan từ bờ biển Đông Nhật Bản đến các miền đất châu Á rồi vươn những đợt sóng của mình sang bờ kia của Thái Bình Dương, vào đến đất liền Bắc Mỹ.
Nguyên mẫu của trò chơi này được khởi nguồn từ bộ truyện tranh nổi tiểng “Yugi-Oh!” của tác giả Kazuki Takahashi (từng xuất hiện ở Việt Nam qua cái tên Vua Trò Chơi). Yêu cầu của trò chơi khá đơn giản, người tham gia phải sử dụng và kết hợp các card (quân bài) của mình để chiến thắng đối phương. Ban đầu trò chơi này mang tên Yugi-Oh! Official Card Game (YGO-OCG), được Konami phát hành tại châu Á. Đến năm 2002, Konami quyết định hợp tác với Upper Deck Entertainment (UDE), phát hành phiên bản đầu tiên của Yugi-Oh! Trading Card Game (YGO-TCG). Đây là thời điểm trò chơi chính thức vượt biên giới châu Á, phổ biến rộng rãi trên toàn cầu. Tính đến năm 2008, trải qua gần 10 năm hình thành và phát triển, YGO-TCG đã có mặt tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút hàng chục ngàn người chơi. Với số lượng tiêu thụ lên đến con số 16 tỷ, YGO nghiễm nhiên luôn nằm trong "Top 5 Trading Card Game" được yêu thích nhất trên thế giới.
Đi liền với thành công vang dội của game, cộng đồng yêu thích trò chơi này cũng đã hình thành và phát triển mạnh mẽ. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc hai khu vực có cộng đồng người chơi YGO-TCG lớn trên thế giới, đó là khu vực Bắc Mỹ - châu Âu và khu vực châu Á (trong đó có Việt Nam).
Bắc Mỹ - Châu Âu là thị trường chính của nhà phân phối UDE. Chính vì thế đây cũng là nơi mà Yugi-Oh! TCG phát triển mạnh nhất và kéo theo đó là cộng đồng chơi cũng đông đảo nhất. Với ưu điểm nhỏ gọn, chỉ cần tối thiểu hai người có hai deck (bộ bài) là ta có thể tiến hành trò chơi nên YGO! TCG có thể chơi được ở mọi lúc mọi nơi, từ các phòng học trong giờ nghỉ đến các quán cafe, công viên hay trung tâm giải trí. Tuy nhiên, nơi tập trung nhiều người chơi nhất và thường xuyên nhất phải kể đến các Card Shop hay Card Store. Đây là các cửa hàng chuyên cung cấp cho người chơi card và các đồ dùng phụ trợ. Các cửa hàng này ngoài gian bán hàng đều có thiết kế thêm một khu vực rộng rãi để khách có thể chơi hay trao đổi, mua bán card. Những cửa hàng này hình thành một câu lac bộ sinh hoạt đúng nghĩa.
Tại các điểm sinh hoạt này, hình ảnh hai cha con, hai ông cháu hoặc thậm chí cả gia đình cùng chơi Yugi-Oh! TCG vào các ngày nghỉ cuối tuần không phải là hiếm. Theo TCGplayer (một trang web uy tín về Trading Card Game) thì việc cả gia đình cùng tham gia chơi YGO được coi là một hình thức sinh hoạt gia đình rất tốt, giúp các thành viên có điều kiện hiểu nhau hơn qua đó tăng thêm tình cảm gắn bó. Trò chơi này còn đặc biệt tốt đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6-12 tuổi. Việc chơi YGO một cách hợp lí sẽ giúp trẻ phát triển tốt các kỹ năng về giao tiếp, tính toán, suy luận và logic. Kirk Leonhardt, một nhân vật rất nổi tiếng trong giới YGO, hàng tuần vẫn dẫn dắt cả gia đình cùng các con, cháu của mình vào đến cửa hàng chơi YGO, thậm chí gia đình của ông còn là một thế lực hùng mạnh tại các giải đấu trong khu vực Bắc Mỹ. Với hạt nhân là các cửa hàng bán card, cộng đồng YGO dần phát triển mạnh mẽ. Điều này được thể hiện rõ qua việc ngày càng có các đội chơi (team) YGO được hình thành. Trong số đó có không ít team hoạt động hết sức bài bản, chuyên nghiệp. Trong các team này, mỗi một thành viên nắm giữ một nhiệm vụ nhất định. Ví dụ, trong một team ngoài đội trưởng (leader) là người đứng đầu phụ trách chung thì còn có những người chuyên thu thập, bảo quản toàn bộ số lượng card của cả team (team collector) nhằm đáp ứng yêu cầu của các thành viên trong đội khi cần hoặc trao đổi với các team khác. Các nhiệm vụ này được phân công rất chặt chẽ và chuyên nghiệp. Một đặc điểm nổi bật nữa của các team chuyên nghiệp là người quản lý thông thường chính là các trưởng cửa hàng mà đội chơi đó thường sinh hoạt. Đây là một phương thức hoạt động khá phổ biến, làm lợi cho cả đôi bên. Các cửa hàng sẽ tạo điều kiện luyện tập cho các team cũng như cung cấp card cần thiết trong các giải đấu. Đổi lại, việc đội giành chiến thắng trong các giải đấu cũng sẽ giúp cho các cửa hàng này thu được lợi cả về danh tiếng lẫn tài chính.
Ngoài các hoạt động sinh hoạt tại các cửa hàng, người chơi còn thường xuyên tham gia các sự kiện lớn khác được UDE tổ chức như các buổi giới thiệu sản phẩm card mới, các hoạt động kỉ niệm và đặc biệt là các giải đấu được tổ chức thường xuyên. Các sự kiện này không chỉ thu hút đông đảo người tham gia bởi quy mô hoành tráng, giải thưởng hấp dẫn mà còn bởi sự đa dạng của các hoạt động đi kèm luôn khiến người chơi có được cảm giác được giải trí khi tham gia. Chính những yếu tố đó đã góp phần làm nên một cộng đồng Yugi-Oh! TCG phát triển rộng khắp tại Bắc Mỹ - Châu Âu.
Bởi là nơi YGO ra đời nên cộng đồng người chơi YGO ở châu Á phát triển mạnh mẽ từ rất sớm, đặc biệt là tại các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, v.v.. Bằng chứng là tại các giải Vô Địch Thế Giới được tổ chức hàng năm thì các duelist (người chơi YGO) đến từ châu Á luôn chiếm ưu thế và đạt được thành tích cao.
Xét về đặc điểm phát triển thì cộng đồng châu Á có rất nhiều nét tương đồng so với cộng đồng Bắc Mỹ - Châu Âu. Ví dụ như người chơi đều có thể chơi Yu-Gi-Oh! tại khắp mọi nơi, các cửa hàng luôn là nơi tập trung chính của các duelist, các giải đấu liên tục được tổ chức tại khắp mọi nơi với số lượng người chơi đông đảo và đa dạng, v.v.. Điểm khác biệt chính là châu Á hiện tại vẫn đang phát triển song song hai thể thức chơi là OCG và TCG. OCG được Konami phát hành tại Nhật Bản và các nước châu Á, với ưu điểm là số lượng card nhiều hơn, các Set Card mới cũng được xuất hiện trên thị trường sớm hơn so với TCG. Vì thế, người chơi có cơ hội tiếp cận với chiến thuật mới nhanh hơn so với ở TCG. Ngược lại TCG của UDE tuy phát hành muộn hơn nhưng lại có ưu điểm là sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Pháp - những ngôn ngữ thông dụng trên thế giới nên người chơi toàn cầu sẽ dễ dàng tiếp cận hơn (tại Việt Nam, đa số người chơi đều chơi theo thể thức TCG). Trong tương lai, khoảng cách giữa hai thể thức OCG và TCG hứa hẹn sẽ được xóa nhòa, khi mà ngày càng có nhiều Trading Card Game cộm cán khác đã và đang ra đời như Warhammer TCG, World of Warcraft TCG, v.v.. Điều này sẽ đảm bảo sự phát triển cân bằng cho YGO trên phạm vi toàn thế giới.
Sơ lược các giải đấu
Có thể nói hoạt động quan trọng nhất, thu hút nhiều người tham gia nhất trong bất cứ trò chơi nào cũng là các giải đấu. YGO-TCG cũng không phải là ngoại lệ, chúng ta hãy cùng điểm qua một số giải đấu chính thức trong hệ thống các giải do UDE và Konami tổ chức.
+ Local Tournament: Giải đấu có quy mô nhỏ nhất nhưng cũng là giải được tổ chức thường xuyên nhất. Các giải đấu này được tổ chức hàng tháng thậm chí hàng tuần tại chính các cửa hàng YGO!. Số lượng người tham gia giải dao động trong khoảng từ 20 đến 30 người với giải thưởng chủ yếu là các Set Card mới được phát hành. Kết quả thi đấu của người chơi sẽ được chuyển đổi thành điểm và được cập nhập vào hệ thống xếp hạng của UDE.
+ Regional Tournament: Đây là một trong hai giải đấu lớn nhất của UDE với quy mô tập trung người chơi trong một thành phố, một vùng thậm chí là cả một bang. Regional Tournament có thể thức đấu xoay vòng giữa các nhóm. Những duelist đạt vị trí cao trong Regional Tournament sẽ giành được một suất tham dự giải vô địch quốc gia.
+ Shonen Jump Championship (SJC): Giải đấu lớn có quy mô toàn bộ khu vực Bắc Mỹ. Trung bình có từ 1 đến 2 giải Shonen Jump Championship được tổ chức trong một tháng, quy tụ hàng trăm thậm chí hàng ngàn duelist tham dự. Đi kèm với quy mô hoành tráng đó là giải thưởng vô cùng hấp dẫn đối với những duelist đạt thứ hạng cao. Đó là những card cực kỳ quý hiếm cùng với những phần thưởng hiện vật có giá trị khác như Laptop, Ipod, máy chơi game cầm tay,v.v.. Những vị trí cao trong giải cũng giành được vé mời đến giải vô địch quốc gia.
+ Pharaoh Tour: Giải đấu tương tự như SJC của Bắc Mỹ nhưng được tổ chức tại châu Âu.
+ Giải vô địch quốc gia: Giải đấu được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 7 - 8. Chỉ những người có thành tích cao tại các giải đấu trong năm mới được tham dự. Đạt vị trí cao trong giải vô địch quốc gia đồng nghĩa với một chiếc vé tới giải vô địch thế giới.
+ Giải vô địch thế giới: Đây là giải đấu kết hợp của UDE và Konami trên phạm vi toàn thế giới. Chỉ những duelist có thành tích tốt nhất tại các quốc gia mới có quyền tham dự. Tại đây các card thuộc OCG lẫn TCG đều được sử dụng nhưng theo quy định riêng đặc biệt của giải. Trong những bài viết ở số sau, VIỆT GAME sẽ giới thiệu với bạn đọc những hình thức thu thập card và thể thức chơi cụ thể, cũng như về công đồng người chơi (Còn nữa)
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
NARUTOFC.COM NVFC Official Vietnam Fan Site. Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên. Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]