:: Quên mật khẩu ::


 Diễn đàn NVFC
 Naruto Vietnamese Fan Club :: NINJA'S ZONE :: Thời Sự Ninja


Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
16/6/2010, 9:02 am
Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Bgavat14
Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Bgavat19Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Bgavat21Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Bgavat22
Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Bgavat11doanphantheanh_1994Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Bgavat13
Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Bgavat15Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Bgavat17Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Bgavat18
.: NVFCer :.doanphantheanh_1994 
http://rank.naru.to/chuunin.swf
Hoàn Thành NV : NV B
Ryo : 7936
Tổng số bài gửi : 811
Ngày tham gia : 01/08/2009
Status : tình trạng xem chùa tiếp tục tái diễn :bball:
Được Cảm Ơn : 143

Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Vide10

Bài gửiTiêu đề: Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang

TT - Sáng 15-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Đa số đại biểu còn băn khoăn về hai nội dung trong quy hoạch: việc dự trữ khu đất ở Ba Vì để xây dựng trung tâm hành chính quốc gia trong tương lai, cũng như việc hình thành “trục Thăng Long” kết nối Ba Vì với khu vực hồ Tây - Ba Đình.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Một góc hiện trạng khu vực Ba Vì - Ảnh: Việt Dũng

Báo cáo bổ sung của Chính phủ về một số nội dung trong quy hoạch nêu trên, do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân trình bày, cho biết: “Hiện nay, một số bộ, ngành thuộc Chính phủ đang xây dựng trụ sở tại khu vực Mễ Trì - Mỹ Đình. Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm để đưa một số bộ, ngành nữa ra ngoài khu vực nội ô. Qua các lần báo cáo Thường trực Chính phủ, liên danh tư vấn đã đề xuất nhiều vị trí khác nhau, xem xét ở nhiều góc độ, tiêu chí: phù hợp về quy hoạch không gian, hạ tầng, môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên, đất đai... thì Ba Vì hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai”.

Có lãng phí?

Đại biểu Vũ Hồng Anh (Hà Nội) cho rằng lựa chọn Ba Vì là nơi xây dựng các công trình của Chính phủ sau năm 2050 là không thuyết phục và thiếu luận cứ khoa học. Đặc biệt, xét về mặt kinh tế, khu vực Ba Đình và các quận trung tâm nằm ở khu vực tam giác kinh tế phát triển của đồng bằng Bắc bộ là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gắn với các tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh là Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, thuận tiện cho việc giao thương cũng như chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

Việc chuyển trụ sở của Chính phủ và các bộ, ngành lên Ba Vì sẽ làm xa thêm khoảng cách giữa trung tâm hành chính với vùng trọng điểm kinh tế, dẫn đến tăng chi phí cho quản lý điều hành.

Ông Vũ Hồng Anh đặt vấn đề: “Việc trụ sở Chính phủ và các bộ, ngành dời lên Ba Vì trong năm 2050 đòi hỏi một khoản chi phí rất lớn, trong khi hiện nay chúng ta đã và đang bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ để xây dựng trụ sở các cơ quan nhà nước xung quanh khu vực Mỹ Đình của Hà Nội, vì vậy câu hỏi đặt ra là có nên lãng phí như vậy không?”.



"Thực tế vừa qua với quá trình đô thị hóa ở nhiều nơi, chúng ta muốn thành đô thị nhưng không thành được, và vẫn bỏ đất hoang. Vậy thì muốn thành đô trước hết nó phải thị, có thị mới đô được, không thể chủ quan ở đây"
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM)


Về trục Thăng Long, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nói: “Bên cạnh chức năng nhằm giải quyết các vấn đề về giao thông và hành lang hạ tầng kỹ thuật là hết sức cần thiết, còn tạo đặc trưng và điểm nhấn về không gian kiến trúc mới cho thủ đô Hà Nội (đoạn mở rộng dài khoảng 3,5km tại khu vực từ vành đai 3 đến vành đai 4 để bố trí các công trình kiến trúc văn hóa). Một số ý kiến đã nêu trục Thăng Long là “trục tâm linh hay trục hoàng đạo” là không đúng với ý tưởng của đồ án”.

Tuy nhiên, ông Vũ Hồng Anh phân tích: “Khi trụ sở của Chính phủ và các bộ, ngành vẫn ở Ba Đình và các khu vực xung quanh nội thành Hà Nội thì không có lý do gì để xây dựng một tuyến đường đắt đỏ như vậy. Trong khi đó, ở gần bên cạnh (nơi dự kiến đặt trục Thăng Long), chúng ta đã có ba tuyến đường: tuyến đường 32, tuyến đường Láng - Hòa Lạc và quốc lộ số 6”. Cũng là đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, nữ doanh nhân Phạm Thị Loan (chủ tịch HĐQT Tập đoàn Việt Á) nói: “Nên dứt khoát là không đưa ý định mở rộng trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì nữa”.

“Đây là đường cụt”

Phát biểu sau đó, nữ đại biểu đến từ Gia Lai Rcom Sa Duyên cũng đồng quan điểm với ông Vũ Hồng Anh: “Với trục Thăng Long, nếu thẳng đến Ba Vì thì tôi nghĩ đây là một đường cụt, mà tôi nghĩ vô hình trung cả trung tâm chính trị quốc gia cũng như thủ đô đều hướng về trung tâm hành chính quốc gia, liệu có nên không?”.

Bà Rcom Sa Duyên kể lại trên diễn đàn Quốc hội câu chuyện về Bác Hồ tại thời điểm sau tiếp quản thủ đô, một đồng chí có trách nhiệm đã gợi ý được thay bộ ghế mới và bộ quần áo mới, Bác trả lời: các chú đề nghị với Bác đua đòi với các nước à? Việt Nam còn nghèo, ai cũng biết, không có gì phải xấu hổ, đua đòi với các nước chúng ta sẽ vẫn đứng cuối.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) thẳng thắn: “Như đại biểu trước tôi đã phát biểu, đây là đường cụt. Hơn nữa nó chọc thẳng vào Ba Đình, tức là vào trung tâm thủ đô của chúng ta. Như vậy là người ta kiêng, không có con đường nào lại chọc thẳng vào cửa nhà như thế. Về mặt phong thủy, không ai đưa Chính phủ lên chỗ sơn cùng thủy tận, trừ trong trường hợp chiến tranh thôi và dựa lưng vào núi như thế thì không có hậu”. Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung nói: “Nếu dựa vào núi bền vững thì ông cha chúng ta lên lâu rồi, chứ không phải chờ đến chúng ta bây giờ, dựa vào bền vững nhất chính là dựa vào lòng dân”.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho hay: “Sau khi xem xét các mô hình thực tế và kể cả tham khảo ý kiến của các chuyên gia, Thủ tướng đã thống nhất quyết định không có quy hoạch xây dựng trung tâm hành chính, mà chỉ đạo xem xét quy hoạch các địa điểm di dời các bộ...

Xem xét quy hoạch thì thấy quỹ đất trên Ba Vì có thể quy hoạch thành đất đầu tư những trung tâm công cộng rất tốt, cho nên ý tưởng đề xuất của tư vấn và kể cả có ý kiến đồng ý thống nhất phản biện lấy đây là đất dự trữ, để có thể sau này chúng ta xây dựng các cơ quan công cộng, trong đó có cơ quan hành chính của quốc gia”. Riêng đối với trục Thăng Long, ông Thảo cho rằng đây là trục để thực hiện mục tiêu kép, kết nối giữa trung tâm Ba Đình với Ba Vì, đồng thời tổ chức thiết kế quy hoạch kiến trúc thành những điểm nhấn cho Hà Nội. Trên cơ sở đó dự kiến kể cả những công trình như tượng đài Độc lập.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết sau phiên thảo luận nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo, tổng hợp đầy đủ các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội gửi tới Chính phủ và Thủ tướng để tiếp tục chỉ đạo việc nghiên cứu và hoàn chỉnh đồ án.

nguồn tuoitre.vn

Chữ ký của doanphantheanh_1994


Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

Similar topics

+
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Naruto Vietnamese Fan Club :: NINJA'S ZONE :: Thời Sự Ninja-
Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Botmai10Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Botmai11
Muốn thành đô thị nhưng vẫn bỏ đất hoang Bot0211
NARUTOFC.COM
NVFC Official Vietnam Fan Site.
Powered by phpBB® Version 2.0.0 Licensed
Xem tốt nhất ở độ phần giải lớn hơn 1024x768 và trình duyệt Firefox
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.
Hiện tại có tất cả :lượt truy cập [Từ 21/05/11]
   
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất