| Mỗi phiên bản ra đời luôn luôn đi kèm những háo hức, chờ đợi của game thủ cũng như một bước ngoặt mới mà NPH mong muốn đem lại cho sản phẩm của mình trên thị trường. Song không phải lúc nào công việc “big update” này cũng hoàn thành suôn sẻ. Thông thường việc cập nhật được tiến hành từ một đến vài ngày tùy từng game. Đây là lúc người chơi túc trực cạnh máy tính thường xuyên và đông đảo nhất để có thể trở thành một trong những người đầu tiên khám phá map mới, mob mới, skill mới...
Còn gì khó chịu hơn khi sau cả ngày trời, thậm chí vài ngày, cánh cửa server vẫn đóng chặt. (Ảnh minh họa)
Nhưng còn gì khó chịu hơn khi sau cả ngày trời, thậm chí vài ngày, cánh cửa server vẫn đóng chặt với dòng chữ “Sửa”, “Bảo Trì”. Rất nhiều diễn đàn riêng của game online ghi nhận những kỉ lục online vào chính ngày mà sự chờ đợi không được đền đáp. Đây cũng là một trong nhiều thời điểm khiến người chơi dễ “ra đi” tìm kiếm một game khác để đắp vào thời gian trống, nhưng cũng không ít trường hợp mai một với game cũ, thậm chí du nhập luôn sang thế giới mới.
4/ Giá trị quy đổi tiền thật - ảo quá cao
Hầu hết các game online hiện nay dùng cách bán vật phẩm cao cấp với một đơn vị tiền tệ trung gian làm cách sinh lời. Càng ngày thì khoảng thời gian giữa thời điểm ra game và thương mại hóa càng bị rút ngắn. Cũng như vì mục đích lợi nhuận, các vật phẩm cao cấp ngày càng chứng tỏ được sự “cao cấp” của mình, đó là sự chênh lệch trong việc train lv, săn boss, thời trang... cho đến kết quả một trận war lớn.
Đồng tiền thật luôn có khả năng len lỏi và ảnh hưởng đến mọi việc trong game. Dẫu sự chênh lệch khi đối thủ đánh hay hơn mình sẽ luôn được người chơi nhìn nhận tích cực hơn việc đối thủ hơn mình chẳng qua là nhờ tiền, game thủ dường như không có một cách nào khác là phải bỏ tiền ra cho “bằng bạn, bằng bè” mặc dù game là “miễn phí vĩnh viễn”.
Game online hiện nay là sân chơi của đại gia, điều không ai phủ nhận được. Việc đua đòi theo các đại gia không phải ai cũng có thể. Nên tất yếu, khi cảm thấy quá hụt trong việc bỏ ra thêm thật nhiều tiền nữa để nhân vật của mình không còn “yếu đuối” trong mắt các đại gia, người chơi chỉ còn cách nhìn lại xung quanh và tự tìm cho mình một game khác vừa sức hơn, hay thậm chí, trở về với những game offline nơi đồng tiền chưa phải là tất cả.
3/ Tình trạng ***
Nếu một ngày bạn gặp bằng hữu cũ trong game, và hỏi anh ta “sao lâu không thấy online”, câu trả lời rất có thể là “bị *** sạch đồ rồi, chán không buồn chơi nữa.” Game online là một loại hình đặc biệt, nơi những món đồ và nhân vật luôn ứng với một giá trị quy đổi tiền tệ nhất định. Dù ít, dù nhiều đó cũng là thời gian, tiền bạc, thậm chí cả vận may, hy vọng, gắn với một kỉ niệm hạnh phúc và tự hào riêng tư. Rồi đột nhiên một ngày chúng biến mất và bạn nhớ ra mình vừa mới login tại một hàng game lạ hay link vào một trang web vớ vẩn nào đó được spam trên kênh chat.
Có game là có ***... (Ảnh minh họa) Thậm chí cả khi bạn vừa mới bỏ tiền túi ra mua một lượng tiền ảo lớn, một món đồ mà bạn tâm đắc, và ngày hôm sau bạn thấy account mình bị khóa vì “sử dụng đồ hack”. Công tác chống *** trở thành một trong những cú ghi điểm hoặc mất điểm cho mỗi NPH. Nhưng đáng tiếc rằng sau rất nhiều nỗ lực cùng vô số biện pháp được đưa ra, không một game nào trên thị trường hiện nay chưa từng gặp rắc rối với ***. Có game là có ***, thật vậy. Và tất yếu khi quyền lợi của mình không được đảm bảo, người chơi sẽ dứt áo ra đi, hoặc không cũng kém mặn mà và giảm hứng thú đi ít nhiều sau mỗi lần là nạn nhân của *** và cái lắc đầu bất lực của NPH.
2/ Lạm phát
Game thủ không thích ***, song lại rất thích bot. Game giờ phải có bot thì mới giữ được người chơi, quan điểm này tồn tại cố hữu trong một bộ phận lớn game thủ, thậm chí là cả NPH. Tuy nói miệng là chống bot thật đấy, họ vẫn không kiểm soát nổi tình trạng bot trong game của mình. Tất nhiên họ có thể phẩy tay cho qua trước số lượng và thời lượng online của game thủ, cũng như chấp nhận rằng ai mà chẳng có công việc của mình, game cứ để bot cho rảnh tay.
Bot quả thật làm công việc cày kéo của người chơi giảm đi rất nhiều, tăng hứng thú của người chơi vào các hoạt động khác của game như PvP, săn Boss... Nhưng ngần ấy năm game online phát triển ở Việt Nam đã đưa đến một khẳng định rằng, bot là sát thủ âm thầm với mỗi game. Các tool bot thường kéo theo multi client. Tùy mỗi game và tùy mỗi máy mà số lượng acc trên một máy có thể từ vài đến vài chục. Tất cả đều có bot hỗ trợ, và hiệu quả train được nhân lên vài đến vài chục lần. Đồ, tiền ảo, nhân vật max cấp nhan nhản xuất hiện, khiến thị trường trong game bão hòa dần.
Lượng tiền cứ thế được quái vật in ra, người chơi cứ thế tích trữ. Chẳng mấy mà game thủ phải kêu lên “lạm phát nặng quá rồi”. Lúc này họ đổ tội lên NPH. Và nếu NPH không xoay sở kịp, không làm sao hút bớt tiền ảo để tăng giá trị của game lên, các “thượng đế” sẽ bỏ cuộc. Với họ, game online ấy quá dễ, quá đơn giản và không còn khả năng sinh lợi gì cho họ nữa. Lạm phát - mối lo chết game không chỉ của riêng người chơi mà còn khiến các NPH điên đầu. Còn người chơi, họ như một thợ đào vàng, đào hết mỏ này, họ xách cuốc của mình bỏ đi.
1/ NPH “đem con bỏ chợ”
Không có một điều gì xuất phát từ NPH gây nên sự di dân ồ ạt cũng như tạo nên những cảm xúc tiêu cực trong người chơi hơn việc họ rút một game online ra khỏi thị trường. Đây thực sự là một giải pháp chẳng hay ho gì, bất kể game ấy đang chìm ngập trong lạm phát, đìu hiu cô quạnh người chơi, không thể sinh lợi cho NPH… Bất cứ game online nào khi ra đời đều thu hút một lượng người chơi nhất định. Con số này có thể không lớn nhưng vẫn là một con số và không thể bị bỏ qua chỉ bằng một cái phủi tay.
[center] Di dân là điều không một NPH nào mong muốn. (Ảnh minh họa) [/center]
Thị trường game online càng ngày càng khốc liệt, NPH có thể dùng nó để biện minh cho việc vứt bỏ người chơi của mình. Nhưng hay chăng mỗi NPH cần phải cân nhắc kĩ lưỡng hơn trước khi đưa một game online về Việt Nam, có chính sách đền bù xứng đáng cho không biết bao nhiêu tiền bạc, công sức của những người đã gắn bó, hoặc một phương án 2 hướng người chơi đến một game online khác của cùng NPH và cho họ những khởi đầu thỏa đáng hơn. Di dân là điều không một NPH nào mong muốn. Nếu 4 nguyên nhân trên đều ở quy mô nhỏ lẻ, trên một vài bộ phận người chơi là cùng, thì sự sụp đổ một game online còn kéo theo những hệ lụy khác nghiêm trọng tới uy tín cũng như tương lai của NPH. Nguồn: news.game4v.vn
| |